Hãy xem hướng dẫn cách chữa cơm sống dưới đây trước khi bạn có ý định vứt bỏ nồi cơm bị hỏng đi.

La Dang 19:23 17/03/2020

1. Nguyên nhân khiến cơm bị sống

Nấu cơm sống là việc mà chúng ta ai cũng đã có ít nhất một vài lần mắc phải. Nếu không có cách khắc phục kịp thời thì chắc chắn sẽ bỏ chúng đi và nấu lại nồi cơm khác. Tuy nhiên, nếu biết nguyên nhân và cách chữa cơm sống thì bạn vẫn sẽ có thể giữ cơm lại dễ dàng.

Nếu biết cách chữa cơm sống kịp thời thì vẫn có thể giữ lại cơm

Có nhiều nguyên nhân khiến cơm nấu bị sống, bị khê hoặc chỗ sống chỗ khê làm bữa cơm của bạn trở nên không ngon miệng. Cơm khê là do quá lửa, cơm nhão là do đổ quá nhiều nước thì cơm sống cũng có nguyên nhân của nó.

Nguyên nhân khiến cơm bị sượng hay sống là do thiếu nước

Nguyên nhân đầu tiên khiến cơm bị sống hoặc sượng là do bạn cho thiếu nước. Khi thiếu nước, gạo sẽ không ngậm đủ lượng nước để nở bung đều, cũng không đủ nhiệt độ để có thể chín đều. Do đó, bạn cần kiểm tra lượng nước cho loại gạo mình đang sử dụng (có loại gạo cần đổ nhiều nước, có loại chỉ cần một ít).

Đối với trường hợp vừa đổi qua loại gạo mới, bạn có thể hỏi người bán trước loại gạo đó cần cho một lượng nước là bao nhiêu để đảm bảo cơm không bị sống.

Nguyên nhân khiến cơm sống cũng có thể do lỗi của nồi cơm điện

Ngoài ra, nguyên nhân khiến cơm sống cũng có thể do lỗi của nồi cơm điện bạn đang sử dụng. Nếu lỗi từ nồi cơm điện thì nên mang chúng ra cửa hàng sửa chữa để đảm bảo bữa cơm gia đình không bị ảnh hưởng do việc cơm bị sống thường xuyên.

2. Cách chữa cơm sống đơn giản với với rượu

Rượu không chỉ để uống đâu đấy, chúng còn có công dụng rất tốt trong việc chữa cháy cơm sống. Khi nghe nói dùng rượu chữa cơm bị sống, nhiều người sẽ sợ nồi cơm của mình nồng nặc mùi rượu nhưng đừng lo, trái lại nồi cơm sẽ thơm ngon hơn rất nhiều.

Rượu có công dụng rất tốt trong việc chữa cơm sống

Ngay khi phát hiện nồi cơm đã bị sống là bạn cần tìm >cách khắc phục cơm sống nhanh chóng thay vì vứt bỏ chúng đi. Việc đầu tiên bạn cần làm là xới thật tơi nồi cơm một cách nhẹ nhàng. Nên dùng đũa để xới thì cơm sẽ tơi hơn khi bạn dùng vá.

Sau khi đã xới tơi cơm, bạn nên cho cơm vào một nồi khác rồi cho rượu trắng vào cơm theo tỉ lệ 1:10 (1 rượu 10 cơm). Rưới thật đều lượng rượu này vào nồi cơm rồi nấu lại. Chúng ta chỉ cần chỉnh lửa riu riu là được. Nấu đến khi rượu bốc hơi hết, nồi cơm của bạn sẽ lại chín đều và hoàn toàn không còn nghe mùi rượu.

3. Cách chữa cơm sống không cần rượu

Nếu nhà bạn không dự trữ sẵn rượu, nhà lại cách xa chợ không thể đi mua rượu ngay thì còn một cách khắc phục cơm sống không cần rượu đó chín là mang chỗ cơm bị sống đó đi hấp lại.

Việc đầu tiên vẫn là xới cho tơi phần cơm bị sống, sau đó cho chúng lên một nồi hấp và dàn đều cơm ra, hấp với lửa vừa trong khoảng 15 phút sẽ giúp các hạt cơm bị sượng có thể nở đều. Tránh việc mở nắp trong quá trình hấp sẽ dẫn đến nồi cơm mất hơi và khó khắc phục.

Xới cho tơi phần cơm bị sống, sau đó cho chúng lên một nồi hấp và dàn đều cơm ra

Nấu cơm nghe có vẻ đơn giản và ai cũng làm được, nhất là khi các thiết bị điện gia dụng ngày càng rẻ tiền và tiện dụng thì việc nấu một nồi cơm ngon là không quá khó. Tuy nhiên, sử dụng nồi cơm điện đôi khi cơm vẫn bị sống, bị cứng sượng. Lý do phần lớn là do quên bật nồi cơm, quên cắm điện thậm chí nồi cơm điện bị hỏng. 

Khi đã cho nước vào gạo mà quên cắm điện hoặc quên bật nút cook thì phải xử lý ra sao? Đừng rối trí, lúc này, bạn hãy nhẹ nhàng nhấc ruột nồi cơm ra, đừng dùng vá hay đũa xới vào phần gạo bị nở trong nước, hãy đổ bỏ bớt một phần nước từ nồi gạo sống và cho lại vào nồi bật nút cook nấu lại như bình thường. Đương nhiên khi chín, hạt cơm sẽ không còn ngon nhiều như bình thường, nhưng cũng không đến nỗi phải bỏ cả nồi đi.

Nhẹ nhàng nhấc ruột nồi cơm ra, đổ bỏ bớt một phần nước từ nồi gạo sống và cho lại vào nồi bật nút cook nấu lại

4. Sửa nồi cơm điện nấu cơm không chín bằng cách nào?

Đầu tiên, khi biết lý do dẫn đến tình trạng cơm nấu bị sống thường xuyên là do lỗi của nồi cơm điện, bạn hãy tìm cách khắc phục ngay. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cơm nấu bằng nồi cơm điện tưởng đơn giản hóa ra lại bị sống:

+ Đáy nồi bị cong vênh

Tuy ít gặp nhưng có nhiều trường hợp nồi cơm điện mới mua về mà nấu cơm không chín là do đáy nồi bị cong vênh hoặc hư hại trong quá trình vận chuyển. Cũng có trường hợp trong quá trình sử dụng nồi bị tác động của ngoại lực nên đáy nồi bị móp. Việc đáy nồi bị cong vênh hay hư hại sẽ khiến cho mâm nhiệt không truyền được nhiệt một cách đầy đủ khiến bạn nấu cơm bị sống hoặc khét.

+ Rơ le nhiệt bị hỏng

Tình trạng cơm nấu bị sống thường xuyên có thể là do lỗi của nồi cơm điện

Rơ le nhiệt là bộ phận quan trong của nồi cơm, chúng giúp cho nồi cơm bạn nấu cơm không bị sống hoặc khét. Nồi cơm điện nhảy sớm hay muộn đều phụ thuộc vào cảm biến rơ le nhiệt nằm bên dưới đáy nồi. Nếu nồi cơm nhà bạn đã sử dụng được một thời gian và có hiện tượng cơm không chín hoặc cơm cháy thì rất có thể rơ le nhiệt đang có vấn đề cần sửa chữa.

+ Do dây điện và nguồn

Nhiều trường hợp nồi cơm điện cắm điện đèn nguồn vẫn sáng nhưng nồi không nóng hoặc nóng quá kém nên cơm không thể nấu chín. Nguyên nhân có thể do nồi bị hỏng công tắc hay cầu chì. Lúc này bạn nên đưa nồi đi bảo hành để được kiểm tra, sửa chữa.

5. Các cách khắc phục các vấn để cơm sống do nồi cơm điện hỏng

+ Lòng nồi bị cong hoặc biến dạng

Đối với trường hợp này, bạn có thể liên hệ trung tâm bảo hành của hãng sản xuất để thay thế một lòng nồi cơm mới

+ Kiểm tra và vệ sinh phần mâm nhiệt

Nếu nồi vẫn gặp vấn đề lỗi ở mâm nhiệt bạn nên kiểm tra rơ le nhiệt, vì có thể rơ le quá cũ nên nồi bị ngắt sớm. Với lỗi hỏng rơ le, bạn có thể liên hệ cửa hàng đã bán sản phẩm cho bạn hoặc trung tâm bảo hành để thay rơ le mới cho nồi cơm điện, không nên tự ý sửa chữa tại nhà nếu bạn không biết chính xác về cách thao tác.

+ Kiểm tra ổ cắm điện

Cắm điện không khít cũng là một nguyên nhân phổ biến mà bạn nên chú ý. Bạn cũng nên kiểm tra ổ cắm điện ở nhà xem ổ cắm có khít với phích cắm không.

6. Vài mẹo nhỏ giúp bạn nấu cơm ngon không bị sống

+ Chọn gạo ngon

Chọn mua gạo sạch, chất lượng sẽ giúp cơm nấu ra ngon hơn. Khi chọn gạo nên chọn gạo có hạt đều, tròn và bóng. Không nên chọn gạo bị gãy, nát và có màu vàng, đen vì đó là gạo bị hư, để lâu. Không chọn gạo có màu quá trắng vì rất có thể đó là gạo được tẩy trắng hoặc xát quá kỹ khiến lớp cám gạo bên ngoài bị bay mất sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng >dinh dưỡng.

Khi mua nên đưa gạo lên mũi ngửi thử, nếu gạo có mùi thơm nhẹ nhàng, không có mùi ẩm mốc hoặc mùi lạ là được.

+ Vo gạo đúng cách

Vo gạo đúng cách

Vo gạo cũng là bước quan trọng góp phần vào bữa cơm ngon. Khi vo gạo, nên vo nhẹ nhàng và khuấy đều để làm sạch cát bụi, vỏ trấu, sạn còn bám trên hạt gạo, chắc nước ra rồi chế nước sạch vào vo thêm 2 đến 3 lần nữa. Thường chúng ta sẽ vo 3 lần để gạo sạch hơn và vẫn giữ được lớp cám gạo bên ngoài. Vo gạo sơ sài hoặc quá kỹ đều khiến thành phẩm cơm nấu ra không được ngon.

+ Đo mức nước khi nấu

Chúng ta có thể lường lượng nước bằng cách truyền thống dùng ngón tay trỏ cho vào nồi cơm, ngón tay chỉ vừa chạm gạo và không được cắm sâu xuống đáy nồi, nếu mức nước tới lóng tay đầu tiên là đủ, cơm sẽ không bị khô hay nhão.

Đo mức nước khi nấu

+ Ngâm gạo trước khi nấu

Nếu có thời gian, khi gạo đã vo xong bạn nên chế nước ngâm gạo khoảng 15 phút rồi hẳn bắt lên nấu. Như vậy cơm sẽ ngon hơn, dẻo mềm và ít sượng hơn.

+ Nấu cơm với đá lạnh, dầu ăn hoặc sữa

Bạn có thể cho vài cục đá lạnh nhỏ vào gạo đã vo, để khoảng 15 phút thì bắt lên nấu bình thường. Đá lạnh sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu nước của gạo, nhờ vậy cơm được dẻo ngon hơn. Đồng thời, đá cũng làm tăng lượng axit amin và ngăn chặn enzym phân hủy chất ngọt trong gạo, giúp hạt cơm vẫn giữ được độ thơm và mang đến hương vị tuyệt vời hơn.

Chúng ta cũng có thể nhỏ vài giọt dầu ăn, dầu oliu hay dầu mè vào gạo rồi bắt lên nấu sẽ giúp hạt cơm được bóng bẩy, mềm dẻo, ngon hơn rất nhiều. Đây đều là cách mà người Nhật đã dùng để tạo ra những chén cơm hấp dẫn.

Nấu cơm với sữa tươi

Nấu cơm với sữa tươi nghe có vẻ lạ nhưng cách này lại giúp tăng thêm hương vị cho gạo. Bạn cho sữa và nước theo tỉ lệ 3:1 tức là 3 phần nước 1 phần sữa rồi nấu như bình thường. Khi cơm chín bạn sẽ nghe được mùi thơm của sữa thoang thoảng kèm theo mùi gạo và hạt cơm ăn vào cảm giác được độ mềm và có vị béo rất ngon.

+ Xới cơm khi chín

Ngay lúc cơm vừa chín tới hoặc nút cook bật lên khoảng 10 phút bạn mở nắp nồi, dùng đũa xới cơm thật nhẹ nhàng, để khoảng 1 phút cho bớt hơi nước rồi đậy nắp lại bật nút cook thêm lần nữa để thêm 10 phút nữa là được.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, bạn đã tìm được cách chữa cơm sống thành cơm ngon một cách dễ dàng. Một bữa cơm ngon sẽ mang lại không khí ấm cúng, hạnh phúc hơn cho gia đình. Chúc các bạn thành công!