Tất cả thực phẩm sẽ được bảo quản tốt hơn khi bỏ vào tủ lạnh?
- Bất ngờ với 5 phương pháp bảo quản thịt heo tươi ngon mà không cần sử dụng tủ lạnh
- 5 ổ vi khuẩn hiện diện trong nhà bếp nhiều người không để ý
Nói đến bảo quản thực phẩm, chắc chắn hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến việc "cho chúng vào tủ lạnh để bảo quản được lâu".
Có thể nói, sự ra đời của những chiếc tủ lạnh đã làm thay đổi đáng kể cuộc sống của cả nhân loại. Trong thời đại hiện đại, tủ lạnh trở thành vật dụng không thể thiếu trong mọi gia đình. Cùng với sự gia tăng về nhu cầu sử dụng, những chiếc tủ lạnh ngày càng được cải tiến về công năng cũng như mẫu mã. Nhưng nói gì thì nói, "nhiệm vụ" chính của tủ lạnh được tất cả gia đình sử dụng là bảo quản thực phẩm.
Tin tưởng vào mục đích thiết kế ra tủ lạnh, người tiêu dùng cứ vậy mà làm theo, mua thực phẩm về là nhanh chóng "cho vào tủ lạnh không để bên ngoài bị hỏng". Thế nhưng, có phải thực phẩm nào cũng nên bảo quản trong tủ lạnh?
Ảnh minh họa: Internet
1. Bơ
Nhiều khi bạn mua quả bơ chưa chín hẳn, để chúng mau chín, bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, không nên để trong tủ lạnh. Khi bạn chưa kịp ăn thì bạn có thể bỏ tủ lạnh nhưng phải bảo đảm chúng đã chín hoàn toàn. Vì nếu bạn bỏ bơ chưa chín vào tủ lạnh thì sẽ làm cản trở quá trình làm bơ chín. Phải mất từ hai đến bốn ngày để chín, vì vậy tốt nhất hãy để chúng trên kệ. Sau khi chín, để tủ lạnh có thể bảo quản được đến 7 ngày.
2. Các loại thảo mộc
Oxy không tốt cho các loại thảo mộc vì có thể khiến các loại thảo mộc chuyển sang màu nâu hoặc đen. Thực tế là các loại thảo mộc được phân loại là thực phẩm tươi nên không cần bỏ vào tủ lạnh. Các loại thảo mộc cần giữ được độ ẩm mà không tiếp xúc với quá nhiều oxy.
Để bảo quản chúng một cách đúng nhất, nên cho vào một túi ni lông. Nếu cần bỏ vào tủ lạnh, thì phải được phủ hoàn toàn bằng khăn giấy ẩm. Các loại thảo mộc khô tốt nhất nên được bảo quản trong hộp kín, túi có khóa zip hoặc lọ đậy kín để giữ không cho oxy vào.
3. Dưa hấu
Trong dưa hấu có chứa các chất chống oxy hóa - là chất ngăn ngừa bệnh ung thư và một số bệnh khác. Khi được bảo quản ở nhiệt độ lạnh, hoạt tính của các chất này có thể bị giảm hoặc biến mất, đồng thời dưa hấu có thể bị úng dẫn đến hư hỏng rất nhanh.
Vì vậy, với dưa hấu nguyên quả bạn chỉ cần để ở nhiệt độ thoáng mát, khô ráo. Còn nếu dưa hấu đã cắt ra thì cho vào hộp kín, cất trong tủ lạnh 3 - 4 ngày.
4. Khoai tây
Khi bảo quản khoai tây ở nhiệt độ lạnh, khí lạnh có thể phá vỡ tinh bột và biến chúng thành đường, gây cảm giác ngọt và sạn rất khó ăn. Biện pháp tốt nhất là bạn nên bảo quản khoai tây tại nơi tối, thoáng mát và khô ráo.
Cần tránh ánh sáng trực tiếp vì có khả năng sẽ làm khoai chuyển sang màu xanh, bị héo và mọc mầm. Trong trường hợp khoai tây mọc mầm, bạn nên vứt đi không nên dùng vì khoai tây mọc mầm có khả năng gây ngộ độc.
5. Hành tây
Hành tây phản ứng không tốt khi gặp độ ẩm. Khi được bảo quản trong tủ lạnh, hành tây chuyển mềm và mốc bởi hấp thụ nước. Tuy nhiên, nhìn bề ngoài chúng trông giống hệt nhau khi đặt ở ngoài hay trong tủ lạnh. Vì thế, không nên lưu trữ hành tây trong tủ lạnh nhé!