5 thứ chúng ta dùng hàng ngày lại là thứ chứa nhiều vi khuẩn nhất và cũng là những thứ chúng ra thường quên vệ sinh nhất.
- Bất ngờ với 3 công dụng đáng ngạc nhiên của bã cà phê, đừng vội vứt đi!
- Khử mùi tanh của cá, tăng mùi vị của món ăn với 5 bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng
1. Miếng bọt biển rửa bát
Ảnh minh họa: Internet
Đây được xem là nơi sinh sôi vi khuẩn nhanh chóng mặt. Miếng bọt biển rửa bát có thể chứa tới 362 loại vi khuẩn, kể cả vi khuẩn có trong phân như E. coli.
Để miếng bọt biển còn ướt trong bồn rửa nhà bếp là thói quen sai lầm của nhiều người. Thực tế, bồn rửa nhà bếp đã được chứng minh bẩn hơn toilet còn miếng bọt biển được ví như "quả bom vi khuẩn".
Nghiên cứu đăng trên Scientific Reports chỉ ra bồn rửa nhà bếp và miếng bọt biển rửa bát chứa nhiều loại vi khuẩn trong phân, bao gồm cả E. coli gây bệnh đường ruột và ngộ độc thức ăn. Một thử nghiệm nhỏ trên 14 miếng bọt biển rửa bát đã qua sử dụng ở Đức cho thấy vật dụng này chứa tới 362 loại vi khuẩn.
Để bảo vệ sức khỏe, chuyên gia khuyến cáo nên thay miếng rửa bát mỗi tuần. Trường hợp không muốn tốn kém, các mẹ có thể vệ sinh miếng bọt bằng cách cất chúng trên rổ, giá cho ráo nước; quay trong lò vi sóng một phút hoặc bỏ vào máy rửa bát ở chế độ sấy khô mỗi ngày.
2. Phần tay cầm của nắp nồi
Khi rửa nồi, thường chúng ta chỉ tập trung vào phần nắp mà quên mất phần tay cầm. Đây là vị trí có nhiều đường rãnh, bị khuất, dính nhiều dầu mỡ và thức ăn nên có nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Nên khi rửa nồi, chúng ta nên chú trọng vệ sinh phần này hơn.
3. Máy lọc nước trên tủ lạnh
Sau khi lấy mẫu nước từ máy lọc nước ở 6 ngôi nhà khác nhau, nhóm phóng viên điều tra của NOW đã tìm thấy 54 – 4000 khuẩn lạc trú ngụ tại vật dụng này ở mỗi nhà. Một nguyên nhân dẫn đến sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn là số lần các gia đình chạm vào vòi máy lọc nước trên tủ lạnh để lấy nước lạnh, đá viên. Thậm chí, miệng chai nước cũng có thể là nguyên nhân khiến khu vực này chứa đầy vi khuẩn.
Để làm sạch đúng cách, bạn chỉ cần lấy một bình xịt có chứa cồn tẩy rửa, xịt vào vòi và để khô là xong.
4. Thớt
Chúng ta đều biết rằng thớt là vật dụng bắt buộc phải có trong mỗi căn bếp. Tuy nhiên, nếu thớt không được vệ sinh cẩn thận, chúng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn.
Thực tế, nhiều người sử dụng thớt để chuẩn bị các loại thực phẩm sống, chín khác nhau, gây mất vệ sinh và khiến vi khuẩn lây nhiễm chéo (từ đồ sống sang đồ chín). Vì vậy, bạn nên có nhiều loại thớt khác nhau để sử dụng mỗi loại cho một nhóm thực phẩm (ví dụ, một chiếc thớt dành cho trái cây và rau, một chiếc để sơ chế các loại thịt…).
Thớt nên được làm sạch bằng chất tẩy rửa diệt khuẩn và nước nóng sau khi sử dụng để loại bỏ mảng bám. Đồng thời, bạn cần phải làm khô thớt để tránh độ ẩm tạo điều kiện cho vi sinh vật sinh sôi nảy nở. Bạn có thể rửa thớt bằng chanh và muối, làm sạch trong vòng ít nhất 5 phút trước khi lau rửa lại bằng khăn giấy hoặc nước. Ngoài ra, hãy thay thớt mới nếu chiếc thớt có vết nứt, hư hỏng gây khó khăn cho việc vệ sinh.
5. Bình pha cà phê
Đối với những người yêu thích cà phê, máy pha cà phê trở thành một thiết bị không thể thiếu trong gia đình. Thế nhưng, việc vệ sinh bộ lọc và bình lại là một thói quen nhiều người chưa có. Trên thực tế, việc vệ sinh máy pha cà phê cần được làm sau mỗi lần sử dụng, tháo các bộ lọc và vệ sinh giỏ pha. Bạn cũng nên làm sạch lớp decal xi hóa 3 tháng một lần để loại bỏ cặn khoáng trong ống dẫn.