Máu nhiễm mỡ được xem là căn bệnh của xã hội hiện đại. Khi đời sống ngày một phát triển thì số người mắc bệnh ngày càng gia tăng, trong đó có nhiều người trẻ tuổi.
- Hiểm họa từ việc ăn sữa chua hết hạn, nhất là trẻ nhỏ: Thấy dấu hiệu này cần phải bỏ ngay
- 3 đồ uống 'đánh bay' cholesterol xấu được chuyên gia dinh dưỡng gợi ý
Bệnh mỡ máu là gì?
Bệnh mỡ máu (hay còn được gọi là bệnh máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid máu) là tình trạng chỉ số thành phần mỡ có trong máu vượt quá mức giới hạn do các nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng chuyển hóa lipid trong máu.
TS. BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết: Cholesterol là một chất béo và nó có ích cho cơ thể như tham gia vào cấu tạo của màng tế bào, tổng hợp vitamin D. Đồng thời, cholesterol quan trọng trong việc sản sinh hormone. Chỉ khi cholesterol vượt quá giới hạn cho phép mới gây hại cho cơ thể.
Nguyên nhân khiến cholesterol tăng cao đến từ thói quen ăn uống như ăn nhiều chất béo bão hòa, uống bia rượu, hút thuốc lá, lối sống lười vận động... Tuy nhiên cũng có những trường hợp người gầy, ăn uống kiêng khem nhưng vẫn bị mỡ máu. Nguyên nhân cholesterol được tổng hợp từ gan và có những người do yếu tố di truyền vẫn mắc bệnh mỡ máu.
Các chỉ số bình thường của các thành phần mỡ có trong máu:
Cholesterol toàn phần: < 5.2 mmol/L .
LDL - Cholesterol: < 3.3 mmol/L.
Triglyceride: < 2.2 mmol/L.
HDL - Cholesterol: > 1.3 mmol/L
Người bị bệnh mỡ máu nên ăn những thực phẩm nào?
Có một số loại thực phẩm khiến mức cholesterol xấu (LDL) tăng cao hơn bình thường. Ngoài ra, các loại thực phẩm khác cũng có thể giúp giảm mức LDL của cơ thể. Lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp kiểm soát mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cá hồi, cá chép
Trong cá hồi hàm chứa phong phú axít béo không bão hòa, có thể giảm thấp mức triglycerides trong máu, đồng thời có thể tăng cường tính đàn hồi cho huyết quản.
Trong các loại cá nước ngọt, cá chép cũng là loại thực phẩm được giới thiệu để giảm mỡ máu.Cá chép mặc dù có hàm lượng mỡ khá cao, nhưng đa phần là axit béo không bão hóa, có thể giúp bài trừ “rác rưởi” ở trong huyết quản, giảm thấp cholesterol.
Giá đỗ
Đỗ xanh vốn dĩ là một thực phẩm giảm cholesterol rất tốt, giá trong quá trình lên mầm, vitamin C có thể cao gấp 6,7 lần so với hàm lượng vốn có trong đỗ xanh. Đại lượng vitamin C có thể thúc đẩy cholesterol bài tiết, ngăn chặn cholesterol tích tụ trong thành động mạch.
Chất xơ trong giá đỗ có thể giúp loại bỏ chất cặn bã trong cơ thể và có thể kết hợp với cholesterol để chuyển hóa cholesterol đó thành axit cholic và bài trừ nó ra khỏi cơ thể, từ đó giảm thấp mức cholesterol. Giá đỗ xanh vị ngọt mát, giàu lượng nước, có công dụng tốt trong việc giảm béo và điều tiết chất mỡ.
Các loại đậu, đỗ
Việc bổ sung các loại đậu vào bữa ăn được nhận định là có hiệu quả trong việc làm giảm mỡ máu. Nguyên nhân là do trong đậu chứa một hàm lượng chất xơ và vitamin có tác dụng đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể.
Nên ăn từ 2-3 bữa ăn chế biến từ đậu mỗi tuần. Có thể luộc, hoặc chế biến bằng dầu thực vật để mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe.
Dưa chuột tốt cho người máu nhiễm mỡ
Dưa chuột chứa nhiều chất xơ có khả năng cải thiện quá trình tiêu hóa, tăng đào thải và giảm hấp thu cholesterol vào máu. Đồng thời, có tác dụng ngăn chặn quá trình chuyển hóa đường thành chất béo, tốt cho việc giảm cân. Ngoài ra, dưa chuột còn có nhiều tác dụng khác như thanh nhiệt, giải khát, lợi niệu…
Ăn đều đặn một quả dưa chuột mỗi ngày hỗ trợ giảm mỡ máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc đái tháo đường và các biến cố về tim mạch.
Súp lơ nên dùng cho người mỡ máu
Súp lơ là thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là flavonoid. Flavonoid có tác dụng hiệu quả trong việc loại bỏ cholesterol bám trên thành mạch giúp giảm mỡ máu. Ngoài ra, súp lơ còn có thể ngăn chặn quá trình kết tập tiểu cầu, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Để các thành phần trong súp lơ phát huy hết tác dụng, nên ăn khoảng 500g súp lơ luộc mỗi ngày.
Mướp đắng
Mướp đắng là thực phẩm giàu vitamin B1, vitamin C và nhiều khoáng chất có tác dụng tốt trong việc giảm mỡ máu, nâng cao sức đề kháng. Mướp đắng còn có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu nhờ khả năng kích thích bài tiết insulin. Mặc dù có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng không nên sử dụng quá 2 quả mướp đắng trong mỗi bữa ăn và không tiêu thụ quá 4 lần/tuần.
Cần tây
Là một trong những thực phẩm giàu vitamin và chất xơ có tác dụng làm tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, cần tây giúp loại bỏ mỡ thừa khi tiêu hóa trong đường ruột. Một nghiên cứu còn cho thấy, việc thường xuyên ăn cần tây giúp giảm cholesterol, giúp giảm mỡ máu rất tốt, ngoài ra còn có tác dụng hạ huyết áp. Nên ăn 4-8 cọng cần tây mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt cho sức khỏe.