Nắng nóng rất nhiều người thích uống nước mía nhưng có 5 người dưới đây nên hạn chế, thậm chí không nên uống

Dinh dưỡng 19/05/2023 08:45

Vào mùa hè, nước mía là thức uống giải khát vô cùng phổ biến, nhưng không phải ai cũng nên uống loại nước này.

Nắng nóng rất nhiều người thích uống nước mía nhưng có 5 người dưới đây nên hạn chế, thậm chí không nên uống - Ảnh 1

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía được gọi là cam giá, vu giá, thử giá... vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh vị và phế, có công dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân nhuận táo, hoà trung hạ khí. Trong dân gian lưu truyền nhiều kinh nghiệm dùng nước mía để chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ. Ví như, dùng nước mía có pha thêm một chút nước gừng tươi để chữa chứng nôn mửa.

Theo y học hiện đại, nước mía rất giàu chất dinh dưỡng. Thành phần chủ yếu trong nước mía là đường saccaro, canxi, crôm, kẽm, vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, C), cùng với nhiều phytonutrient, chất chống oxy hóa, protein và chất xơ hòa tan cần thiết cho cơ thể.

Nhờ công dụng giải nhiệt, bổ sung nước, chất điện giải và hương vị thơm ngon nên nước mía đã trở thành thức uống rất được ưa chuộng vào những ngày nắng nóng.

Mặc dù nước mía mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời nhưng có những người không nên uống nước mía hoặc không uống quá nhiều để đảm bảo sức khỏe.

Thứ nhất, người có hệ tiêu hóa kém

Nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên đối với người có đường ruột yếu, hay đầy bụng và đi phân lỏng thì không nên sử dụng nước mía thường xuyên.

Chính vì vậy, các chuyên gia cảnh báo, những người có tiền sử “bụng dạ yếu” thì tốt nhất không nên uống hoặc nếu uống thì chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải, tránh dùng quá nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trường hợp cần thiết thì phối hợp với gừng để giảm tính lạnh của mía.

Thứ hai, người đang sử dụng thuốc

Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.

Thứ ba, người mắc bệnh tiểu đường.

T rong nước mía có khoảng 70% là đường. Đường lại thuộc top thực phẩm “cần hạn chế” của những người mắc bệnh tiểu đường. Nước mía có thể làm tăng đường huyết nên người mắc bệnh tiểu đường có thể uống hạn chế.

Thứ tư, người đang ăn kiêng, muốn giảm cân:

Nước mía nhiều năng lượng, nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn tới béo phì vì cơ thể thừa năng lượng, rất khó giảm cân.

Thứ năm, phụ nữ mang thai:

Phụ nữ mang thai cũng không nên uống quá nhiều nước mía, dễ gây nhiễm trùng hoặc tiểu đường thai kỳ, nên ăn uống đa dạng các loại thực phẩm.

Cũng cần phải uống nước mía đúng cách: Không uống quá nhiều dù rất khát, chỉ nên dao động dưới 240ml mỗi ngày (khoảng 2 ly); nên dùng ngay sau khi ép, không để nước mía quá lâu bên ngoài dễ bị nhiễm khuẩn.

 

3 đồ uống 'đánh bay' cholesterol xấu được chuyên gia dinh dưỡng gợi ý

Cholesterol cao có thể ảnh hướng xấu tới sức khỏe. Dưới đây là 3 loại đồ uống giúp giảm cholesterol được chuyên gia gợi ý.

TIN MỚI NHẤT