Việc cho một bát nước và tủ lạnh tưởng chừng vô nghĩa, nhưng sẽ đem lại kết quả bất ngờ mà không phải ai cũng biết.
Tủ lạnh là thiết bị lưu trữ thực phẩm quen thuộc trong mỗi gia đình. Việc sử dụng tủ lạnh đúng cách không chỉ giúp thiết bị hoạt động hiệu quả, tối ưu, giúp tăng tuổi thọ của thiết bị, mà còn tiết kiệm điện năng.
Vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gợi ý cho người dùng một mẹo nhỏ, dễ thực hiện nhưng có thể giúp ích trong việc tiể kiệm điện gia đình. Đó là đặt 1 bát nước qua đêm trong tủ lạnh. Không chỉ tiết kiệm điện, việc làm này còn được đánh giá là giúp thực phẩm bên trong tủ lạnh tươi lâu hơn.
Cách làm thực hiện như sau: Đầu tiên người dùng cần chuẩn bị một bát nước lớn, hoặc có thể thay bằng khay, cốc, sau đó đặt trong ngăn đá tủ lạnh và để qua đêm. Sáng hôm sau, di chuyển bát nước đã đông đá xuống khu vực ngăn mát tủ lạnh. Quy trình này nên được thực hiện lặp đi lặp lại mỗi ngày.
Theo lý giải của các chuyên gia, tủ lạnh thường rất hiếm khi được mở hay hoàn toàn sẽ được đóng kín vào ban đêm, nên khi cho bát nước vào ngăn đá sẽ rút ngắn thời gian làm lạnh, giảm tiêu hao điện năng hơn so với ban ngày.
Tiếp đến, việc di chuyển bát nước đã đông đá xuống ngăn mát sẽ làm đá tan dần. Quá trình đá tan sẽ cung cấp khí mát để ngăn mát nhanh chóng đạt đến nhiệt độ được cài đặt mà không cần tốn nhiều điện năng. Bên cạnh đó, hơi nước được sinh ra lúc này sẽ cung cấp thêm độ ẩm cho thực phẩm, giúp rau củ quả không bị khô héo nhanh, duy trì được độ tươi ngon mà dưỡng chất lâu hơn.
Những cách giúp >tiết kiệm điện cho tủ lạnh
Theo thống kê mới nhất cũng từ EVN, tủ lạnh do hoạt động liên tục cả ngày nên là một trong 3 thiết bị tiêu tụ nhiều điện năng nhất trong nhà. Tuy nhiên, vẫn có những phương pháp hay những mẹo nhỏ, người dùng có thể thực hiện hàng ngày giúp tiết kiệm điện cho thiết bị. Dưới đây là một số cách được chuyên trang BrightSide gợi ý.
1. Lựa chọn tủ lạnh có dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình
Khi chọn mua tủ lạnh, bên cạnh việc tìm hiểu thương hiệu, công năng và chế độ bảo hành, người dùng cũng nên cân nhắc tiêu chí dung tích của tủ. Tùy theo số lượng thành viên trong gia đình và nhu cầu sử dụng, người dùng có thể lựa chọn được chiếc tủ có dung tích phù hợp, vừa giúp tiết kiệm chi phí mua tủ, vừa tiết kiệm tiền điện mỗi tháng. Nếu chọn tủ lạnh có dung tích lớn hơn nhu cầu sử dụng sẽ vô tình gây hao phí điện năng. Còn nếu quá nhỏ thì lại không đủ làm mát, lưu trữ thực phẩm, phục vụ nhu cầu gia đình.
Các gia đình có thể tham khảo gợi ý dung tích tủ lạnh phù hợp với số thành viên như sau:
- Gia đình 1-2 người: Tủ lạnh dung tích dưới 150 lít
- Gia đình 2-3 người: Tủ lạnh dung tích từ 150 - 300 lít
- Gia đình 3-4 người: Tủ lạnh dung tích từ 300 - 400 lít
- Gia đình 4-5 người: Tủ lạnh dung tích từ 400 - 500 lítGia đình trên 5 người: Tủ lạnh dung tích trên 550 lít
2. Bảo quản lượng thực phẩm vừa đủ trong tủ lạnh
Để tủ lạnh hoạt động tốt, người dùng nên bảo quản lượng thực phẩm vừa đủ với dung tích tủ. Việc nhồi nhét quá nhiều thực phẩm sẽ khiến hơi lạnh không thể tỏa đều trong tủ, việc bảo quản thực phẩm cũng không hiệu quả. Ngược lại, tủ lạnh quá trống làm thực phẩm dễ bị mất hơi lạnh, dẫn đến máy nén phải hoạt động liên tục, tiêu tốn điện năng.
3. Bọc kín thức ăn khi cho vào tủ lạnh
Trước khi cho thức ăn vào tủ lạnh để bảo quản, người dùng nên bọc kín bằng màng bọc thực phẩm hoặc cho vào hộp đựng thực phẩm. Việc này không chỉ giúp hạn chế phát sinh vi khuẩn gây mùi tủ lạnh, mà còn giúp bảo vệ được hàm lượng >dinh dưỡng có trong thực phẩm. Ngoài ra, bọc kín thức ăn giúp lượng khí lạnh trong tủ được điều hòa hiệu quả hơn, tủ hoạt động với công suất thấp hơn, từ đó tiết kiệm được đáng kể lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị.
4. Ưu tiên dùng vật dụng bằng thủy tinh hoặc sứ để lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh
Sứ và thủy tinh có độ bền, tính chịu nhiệt cao, lại dễ dàng vệ sinh. Vậy nên, các gia đình nên ưu tiên sử dụng hộp chứa bằng thủy tinh hoặc sứ khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh. Các vật dụng này sẽ giúp cân bằng nhiệt trong tủ lạnh tốt hơn, đồng thời hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn.
5. Không liên tục đóng mở cửa tủ lạnh hay để cửa mở quá lâu
Việc mở cửa tủ lạnh quá lâu hay đóng mở cửa tủ lạnh nhiều lần sẽ làm khí lạnh thoát ra ra ngoài, khiến máy nén phải liên tục điều chỉnh nhiệt độ để duy trì nhiệt độ trong tủ. Điều này làm tủ lạnh phải hoạt động với tần suất cao, gây hao phí điện năng.
6. Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh giúp hạn chế vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi và còn giúp tủ lạnh tản nhiệt tốt hơn. Và đừng quên vệ sinh bộ phận làm lạnh phía sau tủ để tránh bụi bẩn tích tụ nhiều làm tắc nghẽn hệ thống.
Người dùng cũng nên gọi kỹ thuật đến kiểm tra gas tủ lạnh định kỳ mỗi năm một lần và bổ sung khí gas kịp thời, tránh cho máy nén hoạt động quá tải gây hao tốn điện.
7. Đảm bảo nhiệt độ hợp lý
Cài đặt nhiệt độ hợp lý cho tủ lạnh cũng là một cách đơn giản để tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên, nếu điều chỉnh nhiệt độ quá cao sẽ làm thực phẩm dễ hỏng do không cung cấp đủ độ lạnh cần thiết. Ngược lại, nhiệt độ tủ quá thấp sẽ gây lãng phí điện năng. Vì vậy, người dùng nên cài đặt nhiệt độ đúng chuẩn theo lời khuyên của các chuyên gia, ví dụ ngăn lạnh nên để nhiệt độ khoảng 2 – 4 độ C, nhiệt độ ngăn đông khoảng âm 15 độ C.
8. Hạn chế bật tắt tủ lạnh thường xuyên
Hành động ngắt tủ lạnh ra khỏi nguồn điện hay bật/tắt tủ lạnh thường xuyên sẽ khiến tủ lạnh phải tiêu hao một lượng điện năng lớn mỗi lần khởi động. Vậy nên, để tiết kiệm điện và tăng tuổi thọ của tủ lạnh, người dùng cần hạn chế bật tắt điều hòa thường xuyên.
Trong trường hợp không dùng tủ lạnh trong thời gian dài, người dùng có thể ngắt nguồn điện và dọn dẹp sạch các vật dụng, thức ăn còn trong tủ. Sau đó vệ sinh sạch sẽ và đợi tủ khô mới đóng cửa để hạn chế vi khuẩn phát sinh.
Tổng hợp