Cùng tìm hiểu cách bày hoa quả trên bàn thờ ngày tết của các vùng miền trên cả nước để chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán đang đến gần.
Mỗi năm, cứ tới những dịp cuối năm là nhà nhà người người lại nô nưc chuẩn bị và sửa sang nhà cửa cho một cái tết tươi đẹp nhất. Trong đó, không thể không kể đến phong tục bài trí cho bàn thờ gia tiên, cụ thể là việc bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa nhất! Vậy ý nghĩa của việc bày mâm ngũ quả thịnh soạn, đẹp tươi này là gì? Và đâu là cách bày mâm ngũ quả hợp lý nhất theo từng vùng miền? Câu trả lời chi tiết sẽ có ở ngay bài viết dưới đây nhé! Hãy cùng khám phá ngay thôi nào!
Mâm ngũ quả mang một ý nghĩa rất sâu sắc và đã trở thành một nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam. Năm cũ qua đi, năm mới lại đến, tất cả mọi người lại mong chờ một năm mới đủ đầy, hạnh phúc viên mãn. Mâm ngũ quả chính là thể hiện năm ước nguyện của các cụ ngày xưa: Phú - Quý - Thọ - Khang - Ninh. Từ xa xưa cha ông ta đã rất chú trọng lễ vật này, nó thể hiện một năm mùa màng tươi tốt, bội thu.
Ngoài ra, mâm ngũ quả còn thể hiện cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ngũ quả sẽ có năm màu tượng trưng cho từng hành, ví dụ như: Màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa sẽ có những quả như thanh long, táo. Màu vàng tượng trưng cho hành Thổ sẽ có quả xoài, quả bưởi, quả phật thủ. Tương tự, ta sẽ có quả lê, quả roi màu trắng tượng trưng cho hành Kim, quả chuối, đu đủ, na, dưa hấu màu xanh tượng trưng cho hành Mộc và những quả màu tối như quả nho sẽ tượng trưng cho hành Thủy.
Ngày nay, các gia đình thường có xu hướng bày nhiều loại quả hơn, không nhất thiết phải có năm loại quả. Khi bày mâm, mọi người sẽ chọn số lẻ, không chọn số chẵn với ý nghĩa của sự sinh sôi nảy nở, tượng trưng cho một năm mới phát tài, phát lộc.
Nhờ có khí hậu cận nhiệt đới ẩm và đủ 4 mùa nên hoa quả ở miền Bắc rất đa dạng. Gần như tất cả các loại quả đều có thể đặt lên bàn thờ, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được. Nhưng nhìn chung, 5 loại quả phổ biến nhất đó là chuối, đào, quýt, táo và bưởi hoặc Phật thủ.
Chuối được đặt ở dưới cùng, ở giữa, tượng trưng cho bàn tay ôm trọn những gì tinh túy nhất. Màu xanh của chuối chính là biểu hiện sự căng tràn nhựa sống của mùa xuân. Nằm bên trong có thể là quả Phật thủ có sắc vàng với 10 cánh múi chụm lên như 10 ngòn tay. Nếu không mua được Phật thủ thì có thể đặt quả bưởi vàng căng tròn, tràn đầy, hứa hẹn sự may mắn.
Tiếp sau đó là 3 loại quả có màu khác nhau tượng trưng cho những điều khác nhau. Đào có sắc hồng thể hiện sự thăng tiến, thành đạt; táo có màu đỏ mang đến phú quý, giàu sang; và quý có màu vằng thắm với hy vọng năm mới đầy may mắn và đoàn tụ.
Đủ đủ, sung là hai thứ quả mà mọi người luôn muốn đặt lên bàn thờ gia tiên vào những ngày Tết, với mong muốn sự sung túc, đầy đủ sẽ đến với gia đình mình và tránh được sự khó khăn, bần hàn.
Miền Trung vì có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên đặc sản trái cây khá hiếm. Chính vì vậy, người dân không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, chủ yếu là sự thành tâm đối với ông bà, tổ tiên mà thôi.
Tuy nhiên, không vì thế mà cách bày mâm ngủ quả ngày tết ở vùng đất này kém sắc. Thường vẫn có đủ “ngũ sắc” như chuối, mãng cầu, sung, dừa, thanh long, xoài.. rất đẹp mắt.
Khác với miền Bắc, cách bày mâm ngũ quả ngày tết ở miền Nam có những quy tắc nhất định. Cụ thể, mâm ngũ quả của họ không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi" thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt vì câu “quýt làm cam chịu”.
Nói chung, mâm ngũ quả của người miền Nam thường chuộng dừa, mãng cầu, bưởi, xoài, sung (giống như “Cầu sung vừa đủ xài”), thêm chân đế là 3 quả dứa (trái thơm) thể hiện sự vững vàng.
Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam.
Mặc dù có sự khác biệt do đặc trưng khí hậu, sản vật và quan niệm truyền thống nhưng nói chung, cách bày >mâm ngũ quả ngày tết của 3 miền vẫn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây, của nếp nhà, nếp văn hóa dân tộc và ý nguyện cầu hòa, an đủ, của người Việt.
Trên đây là câu trả lời chi tiết về mâm ngũ quả ngày tết của người Việt, cũng như các nét đặc trưng riêng trong cách bày mâm ngũ quả ngày tết của từng vùng trên đất nước hình chữ S xinh đẹp này. Hy vọng với bài viết này, đã đem lại cho bạn đọc lời giải đáp ưng ý nhất nhé! Đồng thời cũng xin kính chúc các quý độc giả sẽ có một năm mới thêm nhiều may mắn và tài lộc hơn nhé!