Lý do sâu xa của câu nói này xuất phát từ điều gì? Vậy nên chọn đậu phụ và thịt lợn thế nào cho an toàn?
- Mua mít cứ nhắm vào điểm này biết ngay mít chín cây hay ngâm hóa chất: Đơn giản mà chính xác
- Đây là công thức chuẩn vị Hàn Quốc để làm món kim chi cải thảo siêu ngon!
Chúng ta biết rằng việc chế biến món ăn vốn rất đề cao tính kỹ lưỡng trong khâu lựa chọn thực phẩm. Thực phẩm có tươi ngon thì món ăn mới được đảm bảo đủ dinh dưỡng, hương vị và đẹp về hình thức. Hẳn bất cứ bà nội trợ nào cũng từng một lần được nghe câu tục ngữ "Sáng chớ mua thịt lợn, chiều đừng mua đậu phụ". Theo quan niệm của người xưa, câu này có nghĩa là khi đi chợ vào buổi sáng thì không nên mua thịt lợn và buổi chiều tuyệt đối tránh mua đậu phụ. Lý do sâu xa của câu nói này xuất phát từ quan điểm chủ tiệm phải bán càng sớm càng tốt để số thịt lợn còn ế từ ngày hôm trước và thịt tươi ngon, an toàn sẽ bán từ từ về sau. Điều này cũng tương tự với việc bán đậu phụ vào buổi chiều. Vì thời xưa đậu phụ thường được làm vào buổi sáng sớm, do điều kiện bảo quản còn thô sơ nên rất dễ hỏng. Do đó nếu mua vào buổi chiều/tối bạn thường sẽ mua phải miếng đậu ôi, hỏng.
Như vậy nhìn chung từ quan điểm của người xưa, việc chú trọng lựa chọn nguyên liệu để đảm bảo chế biến món ăn ngon và an toàn sức khỏe rất được đề cao. Khi nghe thấy điều này hẳn nhiều người trong chúng ta sẽ nói "Câu này xưa rồi, làm gì còn hợp thời. Ví dụ đậu phụ giờ được làm nóng hổi bất cứ thời điểm nào. Bên cạnh đó, ngày nay việc bảo quản rất thuận tiện do nhà nào cũng có tủ lạnh. Cho nên làm gì còn chuyện mua phải đậu phụ hay thịt không tươi ngon!".
Tuy nhiên nếu suy nghĩ một cách thấu đáo, bạn sẽ nhận thấy rằng: Ngay cả khi đậu phụ mới làm vào buổi chiều và thậm chí nếu có tủ lạnh để bảo quản thì bạn có đảm bảo rằng tất cả các cửa hàng đậu phụ và siêu thị đã bán hết số đậu phụ vừa làm vào buổi chiều mỗi ngày không? Nếu nó không bán hết thì sao? Liệu nó có trở thành "đậu phụ cũ" vào ngày hôm sau không? Tương tự với nguyên liệu thịt lợn cũng vậy. Do đó, dẫu câu nói trên không còn đúng hoàn toàn thì việc bạn cần lưu ý đó là tìm những phương pháp chọn lựa thực phẩm đảm bảo an toàn dựa vào các tiêu chí cụ thể. Hôm nay chúng ta hãy bổ sung thêm 5 loại đậu phụ sau đây thì chỉ cần quay lại và bỏ đi! Chúng đều là đậu phụ có vấn đề, chúng ta hãy cùng xem chúng dưới đây nhé.
1. Mua đậu phụ cần tránh 5 loại
Loại thứ 1: Đậu phụ có màu quá trắng
Trên thực tế, đậu phụ được làm từ đậu nành, tức là đã được trải qua các công đoạn xay, lọc, đun sôi, làm đông đặc, ép tạo khuôn. Chính vì thế nên đậu phụ sẽ có màu trắng pha vàng (màu trắng ngà) tức là trông có vẻ trắng nhưng thực chất lại có màu vàng nhạt.
Vậy chuyện gì đã xảy ra với những miếng đậu phụ có màu quá trắng? Nói chung, đậu phụ có màu quá trắng thường là đậu phụ được thêm chất phụ gia. Nếu là cửa hàng đậu phụ thông thường hoặc siêu thị lớn thì chất phụ gia vẫn nằm trong phạm vi quy định. Nếu là quán đậu phụ nhỏ ven đường bán thì tốt nhất bạn không nên mua.
Loại thứ 2: Đậu phụ sờ vào có cảm giác dính
Như chúng ta đã biết, đậu phụ rất giàu protein và dễ bị hư hỏng nếu không tươi mới và được bảo quản tốt. Do đó, nếu dùng tay chạm vào mà có cảm giác dính thì đây là miếng đậu phụ đã bị hỏng. Nếu là đậu phụ tươi, bề mặt khi chạm vào sẽ hơi ẩm, không dính và có độ đàn hồi.
Loại thứ 3: Đậu phụ có mùi đặc biệt
Đậu phụ sau khi mua về, ngoài việc kiểm tra xem có dính tay hay không, bạn còn phải ngửi đậu một lần nữa. Nói chung, đậu phụ tươi chỉ có vị đậu nhạt và không có mùi đặc biệt nào khác. Nếu ngửi thấy mùi chua, hăng thì đậu phụ đã hư hoặc có quá nhiều chất phụ gia. Nói chung, nếu gặp phải loại đậu phụ này, bạn không nên mua.
Loại thứ 4: Đậu phụ dễ bị nứt, vỡ
Khi mua đậu phụ, bạn hãy quan sát xem liệu đậu phụ có bị nứt, vỡ, rơi ra ra khi chủ tiệm cắt hay không. Vì đậu phụ tươi có hàm lượng nước nhiều, mềm và mịn nên chỉ cần dùng dao cắt nhẹ là được. Nếu bạn gặp phải đậu phụ có xu hướng dễ bị nát thì đó có thể được làm từ lâu hoặc đã hỏng. Khi đậu phụ quá cũ nước sẽ bị tách ra, kết cấu đặc lại nên khi dùng dao cắt sẽ dễ rơi, vỡ ra.
Loại thứ 5: Đậu phụ có nhiều lỗ ở mặt cắt ngang
Như chúng ta đã biết, hầu hết đậu phụ hiện nay đều được bảo quản trong tủ lạnh và bán ở khu đồ lạnh. Ưu điểm của việc này là kéo dài thời gian bán đậu phụ và tránh hư hỏng. Tuy nhiên, nếu không bán hết mà để lâu trong tủ mát, nhiệt độ thấp hơn sẽ hình thành nhiều lỗ rỗng bên trong miếng đậu phụ.
Lý do là vì đậu phụ tươi có khả năng ngưng tụ nước. Khi đậu phụ để trong tủ lạnh hoặc đông lạnh lâu ngày, nước trong đậu phụ sẽ tách ra khỏi đậu phụ, chảy ra ngoài. Cuối cùng miếng đậu bị tách nước sẽ tạo thành hình tổ ong! Vì vậy, nếu mặt cắt ngang của đậu phụ tươi có nhiều lỗ hơn thì có nghĩa là nó đã được bảo quản quá lâu.
2. Bí quyết chọn thịt lợn ngon và an toàn
Thứ nhất: Quan sát màu sắc
Thịt lợn tươi và sạch sẽ có mầu hồng nhạt hoặc đỏ tươi. Bên cạnh đó, lớp mỡ của miếng thịt có màu trắng hoặc hơi ngả vàng nhẹ. Do đó khi thấy miếng thịt có màu sẫm, hơi tái/thâm thì bạn không nên mua. Bên cạnh đó nếu nhận thấy miếng thịt có những đốm trắng, nổi đốm trắng to bằng đầu kim hoặc thớ thịt có hình sợi, hình bầu dục to thì đó là dấu hiệu con lợn bị nhiễm sán thì bạn cần phản ánh cho người bán và không nên mua.
Thứ 2: Đánh giá chất lượng từ việc ngửi mùi
Thịt lợn tươi ngon, an toàn sẽ có mùi đặc trưng, thơm tự nhiên. Khi bạn ngửi thấy miếng thịt có mùi lạ, tanh hôi hoặc nồng khó chịu thì chứng tỏ nó đã ôi thiu hoặc chứa hóa chất bảo quản nguy hiểm. Để kiểm tra, hãy đưa miếng thịt lại gần mũi; nếu thấy có mùi thơm nhẹ, tươi mát thì đó là thịt an toàn.
Thứ 3: Kiểm tra độ đàn hồi của miếng thịt
Thịt lợn tươi ngon khi ấn ngón tay vào sẽ có độ đàn hồi ngay lập tức, không để lại vết lõm. Do đó nếu bạn ấy vào miếng thịt mà thấy có dấu hiệu lõm hoặc không trở về hình dạng ban đầu thì có thể nó đã bị đông lạnh hoặc không tươi mới.
Ngoài ra, hãy cầm miếng thịt lên, nếu bạn thấy dính nhớt, chảy nước thì không nên mua vì có thể bị tiêm hóa chất. Chỉ nên mua miếng thịt mà bạn cảm thấy khô ráo, không dính tay, không chảy nước.
Thứ 4: Quan sát lớp mỡ và da
Thịt lợn sạch, không chứa chất cấm thường có lớp mỡ dày khoảng 1-2 cm, màu trắng hoặc trắng ngà tự nhiên. Da lợn mềm, không quá dày và màu sắc tự nhiên. Thịt lợn chứa chất tạo nạc thường có lớp mỡ rất mỏng, da thường mềm nhão hoặc đôi khi bị dày hơn bình thường.
Như vậy, căn cứ vào những nội dung trên, kinh nghiệm "Sáng chớ mua thịt lợn, chiều đừng mua đậu phụ" vẫn là bài học hữu ích với những giá trị nhất định cho đến hiện tại. Ít nhất từ câu nói đó chúng ta áp dụng để có ứng dụng phù hợp thời đại trong việc chọn lựa thực phẩm an toàn.