Ớt chuông, hay còn gọi là ớt ngọt là loại quả của các cây thuộc chi Ớt, họ Cà, không cay, có thể ăn sống hoặc chín, màu sắc đa dạng như ớt chuông đỏ, cam, vàng, xanh, nâu,...
Chuyên gia >dinh dưỡng Kerry Torrens bật mí những lợi ích dinh dưỡng của >ớt chuông.
Trong 80g >ớt chuông đỏ (sống) có:
Lưu ý rằng thành phần dinh dưỡng của ớt chuông thay đổi tùy thuộc vào màu sắc của chúng.
Ví dụ ớt chuông đỏ có nhiều kali, vitamin C và folate hơn so với >ớt chuông vàng, cam, xanh.
Tuy nhiên, ớt chuông xanh (chưa chín) có hàm lượng polyphenol (một chất chống oxy hóa từ thực vật) cao hơn đáng kể so với ớt chuông đỏ (đã chín).
Giống như các loại rau khác, giá trị dinh dưỡng của ớt chuông sẽ bị ảnh hưởng bởi cách chế biến và nấu nướng.
Ớt chuông nướng sẵn (thường bán trong lọ, hũ ở quầy đồ ăn nhanh) bị mất tới 25% hàm lượng vitamin C.
Thời gian, nhiệt độ, phương pháp chế biến và kỹ thuật bảo quản đều là những yếu tố ảnh hưởng đến lượng hao hụt dinh dưỡng của ớt chuông. Tuy nhiên các phương pháp chế biến nóng khô như xào, nướng được cho là tốt hơn luộc, hấp.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh mất thị lực do tuổi tác.
Đặc biệt, hai loại carotenoid có tên là lutein và zeaxanthin khi được ăn với lượng vừa đủ sẽ giúp cải thiện sức khỏe của mắt bằng cách bảo vệ võng mạc khỏi tổn thương oxy hóa.
Ớt đỏ rất giàu các carotenoid này và các chất dinh dưỡng tốt cho mắt khác như vitamin C.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thường xuyên ăn thực phẩm giàu carotenoid - đặc biệt là lutein và zeaxanthin - có thể làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Thiếu máu là kết quả của việc thiếu oxy trong máu, là tình trạng phổ biến, nhất là ở phụ nữ và trẻ em gái trong độ tuổi sinh sản.
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu là thiếu sắt.
Ớt chuông cung cấp lượng sắt khiêm tốn nhưng rất giàu vitamin C, nửa quả ớt cung cấp tới 100mg. Vitamin C làm tăng sự hấp thu sắt trong ruột và nhiều nghiên cứu xác nhận rằng chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả giàu vitamin C sẽ giúp hấp thu sắt nhiều hơn.
Ớt chuông còn giúp ích nhiều hơn nữa vì chúng chứa vitamin B6 cần thiết để tạo ra huyết sắc tố, loại protein mang oxy đi khắp cơ thể.
Ớt chuông rất giàu chất chống oxy hóa, có thể giúp cải thiện sức khỏe và chống lại các bệnh như bệnh tim và ung thư.
Ớt chuông giàu vitamin chống oxy hóa bao gồm vitamin C, E và beta-carotene.
Loại quả này cũng cung cấp một lượng lớn chất chống oxy hóa gồm lutein, quercetin và capsanthin, có nhiều trong ớt chuông đỏ.
Do đó, ớt chuông có khả năng chống viêm mạnh mẽ và có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
Những phát hiện thú vị từ các nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng tiêu thụ ớt chuông có thể có hiệu quả trong việc ngăn ngừa mất trí nhớ ở những đối tượng mắc bệnh Alzheimer.
Các hợp chất trong ớt chuông chín có thể ức chế một loại enzyme giải phóng protein amyloid – những protein bất thường mà cơ thể không thể phân hủy và tái tổng hợp, kết tụ lại với nhau, chúng tạo thành các lắng đọng amyloid, góp phần gây ra nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Nghiên cứu cho thấy rằng có thể những hợp chất thực vật trong ớt chuông như phenol, carotenoid và flavonoid là nguyên nhân mang đến tác dụng này.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy ớt chuông hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, mặc dù ngày càng có nhiều bằng chứng ủng hộ rằng polyphenol (được tìm thấy trong thực vật như ớt chuông) có lợi với đường huyết như giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn trên con người.
Hy vọng những nghiên cứu nào trong tương lai sẽ giúp hiểu sâu hơn về mức độ hiệu quả của việc tiêu thụ thực phẩm giàu polyphenol.
Ớt chuông là một loại thực phẩm lành mạnh đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên một số người có thể không ăn ớt chuông vì họ thấy khó tiêu hóa và có thể gây ra chứng ợ nóng.
Ngoài ra, dù không phổ biến nhưng một số người có thể gặp phải các triệu chứng dị ứng khi ăn ớt chuông, thường là ở những người bị dị ứng phấn hoa.
(Theo BBC Good Food)