Tích trữ thực phẩm ngày Tết đã trở nên quen thuộc, đặc biệt, khi tủ lạnh đã giúp nhiều gia đình bảo quản thức ăn lâu dài.
- Tiêm thuốc giảm đau, hạ sốt, nam thanh niên gặp nguy kịch do sốc phản vệ: Những dấu hiệu cần phòng tránh
- Ngộ độc hóa chất dịp Tết Nguyên đán, bác sĩ chỉ ra lỗi sai nhiều phụ huynh mắc phải
Tuy nhiên, một số thực phẩm sau đây lại được khuyên không nên cất trong tủ lạnh, đặc biệt trong thời gian dài vì còn có nguy cơ phát sinh bệnh tình nghiêm trọng.
Một số bệnh thường gặp
Theo Báo Lao Động, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ ngày Tết Nguyên đán sẽ gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, trong thời gian này, chúng ta có thể nhận thấy dễ phát sinh một số bệnh tật như:
Ngộ độc thực phẩm
Theo bác sĩ Tiến Đạt – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, ngộ độc thực phẩm là tình trạng người bệnh gặp phải trong trường hợp tiêu thụ nhầm các loại thức ăn hay nước uống đã bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn, bị ôi thiu, chứa chất bảo quản, chất phụ gia…
Các triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm như đau bụng, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, sốt, chán ăn, mệt mỏi, mất nước… Tình trạng này có thể xuất hiện sau khoảng vài phút, vài giờ hoặc từ 1 đến 2 ngày sau khi tiêu thụ thức ăn có hại.
Ngộ độc rượu
Bác sĩ Đạt cho biết, thời điểm cận Tết và trong Tết bệnh nhân nhập viện do tình trạng ngộ độc rượu tăng cao. Ngày Tết là dịp để mọi người ăn uống, vui chơi nên việc sử dụng rượu bia là điều không tránh khỏi.
Ngộ độc rượu vô cùng nguy hiểm, xảy ra khi uống quá nhiều rượu trong thời gian ngắn hoặc do uống quá nhiều rượu có độc chất methanol dẫn đến lượng cồn trong máu quá nhiều. Biểu hiện của ngộ độc rượu là bụng đau dữ dội, đau đầu, chóng mặt, hạ thân nhiệt, nôn, khó thở, nhịp tim không đều… thậm chí dẫn tới tử vong.
Rối loạn tiêu hoá
Bệnh rối loạn tiêu hoá xuất phát từ vi khuẩn trong thức ăn. Nguyên nhân phổ biến nhất là do thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn đồ tái sống hoặc đồ lạnh, ăn nhiều tinh bột gây đầy hơi, uống nhiều nước ngọt có ga, ăn quá nhiều đồ ngọt… Điều này gây mất cân bằng hệ vi sinh vật ở đường ruột ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hoá.
Những món ăn tránh bảo quản tủ lạnh
Theo Báo Tiền Phong, lợi bất cập hại, những loại đồ ăn sau không nên bảo quản lạnh:
Chân giò hun khói, thịt hun khói
Chân giò, thịt hun khói được nhiều gia đình sử dụng trong dịp Tết để tiếp khách vì chúng rất ngon lại tiện dụng. Chỉ cần thái vài lát chân giò hun khói với lon bia hay ly rượu vang cũng đủ tiếp khách ngày xuân.
Nhưng bạn không nên cất giữ món này trong tủ lạnh vì chân giò hun khói sau khi ngâm tẩm, chế biến, hàm lượng sodium clorit tương đối cao.
Trong tủ lạnh, thành phần nước trong chân giò cực dễ đóng băng khiến mỡ trong chân giò hun khói bị ôxy hóa. Ôxy hóa có tính chất tự thôi thúc, có thể khiến chân giò hun khói bị chua. Nếu bạn vẫn muốn để chân giò hun khói trong tủ lạnh thì chỉ nên để trong thời gian ngắn để mỡ chân giò chưa bị ôxy hóa.
Canh rau củ, thức ăn đã nấu chín cất trong tủ lạnh quá lâu
Hầu hết mọi người đều cất thức ăn cũ trong tủ lạnh, để lâu rồi dùng dần. Tuy nhiên, việc làm này là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm,nguy cơ ung thư rất cao khi hâm lại nhiều lần. Nhiều người cho rằng họ đã ngửi và nếm thức ăn lấy từ tủ lạnh ra trước khi sử dụng. Trên thực tế, sự tồn tại của vi khuẩn gây ngộ độc không hề làm biến đổi mùi vị hay tính chất của thức ăn.
Nếu bạn muốn lưu trữ thức ăn còn dư, trước tiên bạn phải cho vào hộp kín, đậy nắp thật cẩn thận để mùi thức ăn không thoát ra tủ lạnh nếu tủ lạnh không có bộ lọc hoặc không đủ độ lạnh, lâu ngày khiến tủ lạnh có mùi hôi. Nếu chưa ăn hết trong bữa kế tiếp, hãy đặt chúng vào ngăn đá và cố gắng sử dụng trong khoảng 3 - 4 ngày đó. Sau khoảng thời gian này, nếu bạn vẫn tiếp tục sử dụng thức ăn, chúng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn.
Khoai tây
Khoai tây được bảo quản tốt nhất trong môi trường tối, mát mẻ, nhưng tủ lạnh quá lạnh. Hơi lạnh bắt đầu phá vỡ tinh bột trong khoai tây, gây ra một kết cấu thô cứng gây khó chịu khi ăn.
Các tinh bột cũng bắt đầu chuyển sang đường trong tủ lạnh, tác động thêm đến hương vị. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không nhận được bất kì chất dinh dưỡng nào từ khoai tây, ngược lại càng ăn càng béo và có nguy cơ tăng đường huyết.
Hành tây
Hành tây sẽ hư hỏng nhanh hơn trong tủ lạnh so với trên quầy. Nó sẽ bị mốc và bị thối trước khi bạn biết điều đó. Tốt nhất là bảo quản hành tây ở nhiệt độ phòng và để chúng tránh ánh nắng trực tiếp.
Ngoài ra, hành tây có mùi rất hăng, có thể lây lan trong môi trường kín như tủ lạnh, làm cho toàn bộ thực phẩm khác đều bị nhiễm mùi. Bản thân hành tây cũng sẽ mất đi hương vị riêng của nó.
Khi hành tây đã được bóc vỏ và cắt, bạn chỉ cần đặt nó trong túi kín và lưu trữ trong ngăn kéo rau.
Các loại hạt
Nhiệt độ lạnh có thể giúp ngăn cho dầu tự nhiên trong các loại hạt không bị ôi thiu, nhưng môi trường lạnh có thể làm giảm hương vị hoặc biến chất mùi của hạt.
Vì các loại hạt thường có khả năng hấp thụ mùi của thực phẩm khác rất tốt, nên muốn giữ được hương vị tự nhiên thì bạn nên cho hạt vào trong lọ đậy kín nắp và bảo quản tại nhiệt độ phòng nhé.
Bánh mì
Bánh mì tương đối dễ hỏng. Một số người đặt nó trong tủ lạnh để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và nó giúp ích theo nghĩa đó.
Trong mọi trường hợp, để bánh mì vào tủ lạnh đều là sai lầm. Những lát bánh mì (hoặc bánh mì nướng các loại) sẽ hút không khí lạnh trong tủ, hoặc sẽ bị ỉu và thay đổi mùi vị, hoặc sẽ bị khô, cứng lại.
Bánh mì được lưu trữ tốt nhất trong ngăn kéo bánh mì hoặc trong phòng đựng thức ăn. Nếu bạn cần kéo dài tuổi thọ của nó, bạn nên cất vào ngăn đá.
Bảo vệ sức khỏe
Cũng theo Báo Sức khỏe và đời sống, chế độ ăn uống thất thường cùng với những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng trong dịp Tết dễ làm chúng ta kiệt sức vì mệt mỏi. Để giữ gìn sức khỏe của mình, bạn hãy tham khảo các lời khuyên sau đây.
Không uống quá nhiều rượu
Thật khó có thể kiểm soát được mình trong những cuộc vui ngày Tết nhưng sức khỏe là vàng, bạn hãy hạn chế tửu lượng trong bữa nhậu vì những cuộc vui quá chén sẽ làm bạn mệt đến hôm sau. Tốt nhất chỉ nên uống chút sâm-panh hoặc rượu vang khai vị để kích thích tiêu hóa. Nên uống nhiều nước để tạo điều kiện cho quá trình lọc các chất cặn bã trong cơ thể. Bữa tối, không nên dùng rượu sâm-panh, hãy uống nước hoặc nước quả cho dễ ngủ.
Muốn uống rượu không bị say, hãy uống một thìa dầu ô-liu trước đó. Nó có tác dụng hạn chế quá trình ngấm rượu quá nhanh vào máu. Tuyệt đối không được uống rượu khi đói, vì khi đó rượu sẽ kích thích lớp màng dạ dày. Nên ăn lót dạ một chút trước khi uống, vì rượu sẽ dễ làm bụng bạn cồn cào.
Không hoạt động quá nhiều
Trạng thái thần kinh căng thẳng, dễ bị kích thích gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa với các triệu chứng: co thắt, nôn mửa, trướng bụng. Nếu bạn có ý định làm cỗ mời khách đêm Giao thừa hoặc trong ngày Tết, hãy phân bổ công việc hợp lý để các thành viên trong gia đình giúp bạn một tay. Không nên đãi các món quá cầu kỳ. Trước khi tiếp khách, dành 10 phút để nằm nghỉ, hít thở sâu và thư giãn cơ bắp.
Ăn nhẹ vào những ngày trước Tết
Nếu bạn có ý định đãi khách vào đêm Tất niên, trước đó mấy hôm nên để dạ dày… thư giãn. Tránh uống rượu, ăn thức ăn có nhiều chất béo hay ăn các món sốt. Bữa trưa ngày 30 Tết, nên ăn nhẹ để chuẩn bị cho dạ dày phải làm việc nhiều vào bữa tối.
Nghỉ ngơi
Để tránh đầy bụng, khó tiêu do ăn uống quá nhiều trong ngày Tết, bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi lấy lại sức. Nên đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. Giấc ngủ sẽ giúp bạn phục hồi sức lực nhanh chóng để chuẩn bị cho các hoạt động ngày hôm sau. Để tránh cơn buồn ngủ đến không đúng lúc, trước khi đi chơi, bạn dùng một tách cà phê hoặc uống một cốc nước pha viên vitamin C sủi.