Từ A đến Z thông tin bạn cần nắm về bệnh cường giáp và cách chữa bệnh hiệu quả nhất

Sống khỏe 06/08/2019 22:36

Bệnh cường giáp là loại bệnh xuất hiện khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nếu không kịp thời chữa trị bệnh sẽ có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh – cơ, loãng xương, tim mạch,...

1. Bệnh cường giáp là gì?

Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong sản sinh hormone và điều chỉnh chức năng của cơ thể. Bệnh cường giáp (cường chức năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, tiết ra nhiều hormone. Từ đó, dẫn đến hậu quả nồng độ hormone trong máu tăng cao và các mô bị tổn hại, hoạt động chuyển hóa bị ảnh hưởng.

benh cuong giap anh 1
Bệnh cường giáp 

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, trong đó nữ giới là đối tượng dễ mắc bệnh nhất (tỉ lệ 8 nữ : 1 nam) trong độ tuổi từ 20 – 40. Bệnh cường giáp chiếm tới 45,8% các bệnh nội tiết và 2,6% các bệnh nội khoa trong các bệnh lí về tuyến giáp.

2. Nguyên nhân gây bệnh cường giáp

- Các kháng thể trong máu kích thích sản xuất ra quá nhiều hormon tuyến giáp là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh. 

- Dùng quá nhiều hormon sẽ dẫn đến tình trạng tăng hấp thu quá mức hooc môn tuyến giáp. Đây là tình trạng thường gặp ở những người lạm dụng thuốc giảm cân.

- Tiết TSH bất thường: Tăng tiết TSH (hormon kích thích tuyến giáp) do ảnh hưởng bởi khối u tuyến yên. Từ đó, dẫn đến tăng các tín hiệu đến tuyến giáp, kích thích tuyến giáp sản xuất dư thừa hormon giáp.

- Hàm lượng iot quá cao: iot được sử dụng để tạo kích thích tố tuyến giáp. Khi mức iốt vượt quá có thể gây cường giáp.

benh cuong giap anh 2
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh cường giáp là do các kháng thể trong máu kích thích sản xuất ra quá nhiều hormon tuyến giáp

- Viêm tuyến giáp: Sau khi bị nhiễm virus, cơ thể có thể gặp các triệu chứng như sốt và đau họng,  khó nuốt. Từ đó dẫn đến những kẽ hở, tạo cơ hội khiến lượng hormon giáp vào máu gia tăng dẫn đến bệnh này.

- Do u tuyến giáp và bướu cổ. Trong đó, có hai loại bướu cổ gây ra bệnh cường giáp là bệnh Basedow, hay còn gọi là bướu cổ lồi mắt và bướu cổ đa nhân nhiễm độc.

3. Triệu chứng của bệnh cường giáp

Rối loạn tuyến giáp trạng:

- Biểu hiện rõ nhất là gầy nhanh chóng (trong một thời gian ngắn, có thể sụt 10kg trong khi người bệnh vẫn ăn uống bình thường).

- Nhịp tim nhanh (trên 100 nhịp /phút), mạnh trong lồng ngực, có thể cảm thấy đau ngực, khó thở, đổ mồ hôi nhiều, thậm chí cả khi không vận động gì chỉ ngồi yên một chỗ.

- Thân nhiệt của người bệnh tăng cao, do vậy không chịu được những nơi có nhiệt độ cao hay thời tiết nóng nực.

benh cuong giap anh 3
Biểu hiện rõ nhất của bệnh là gầy nhanh chóng

Rối loạn tuyến yên:

- Triệu chứng xuất hiện trước tiên nhất là mắt hơi lồi hoặc lồi nhiều rõ rệt ở cả hai bên. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị mù lòa. 

- Bệnh nhân thường bị run ở ngón tay và bàn tay, khi xúc động, sợ hãi, không thể tự kiểm soát mức độ run sẽ tăng lên.

- Thay đổi tính tình: trong người luôn có cảm giác nóng nảy, dễ cáu giận, khó ngủ, giấc ngủ không yên, giấc ngủ ngắn hơn bình thường, rối loạn kinh nguyệt, tuyến giáp bị phì đại khiến vùng cổ, nơi chứa tuyến giáp phình to, nguyên nhân do tuyến giáp bị phì đại, giảm ham muốn tình dục…

Ngoài ra, tình trạng tiêu chảy kéo dài do nhu động ruột tăng thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh cường giáp. Người bệnh không muốn vận động nhiều và thấy mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức. 

4. Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?

Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ có thể  gây ra nhiều biến chứng bệnh cường giáp nguy hiểm:

Biến chứng tim mạch: ở bệnh nhân cường giáp, có thể gặp phải tình trạng nhịp tim nhanh cùng các rối loạn nhịp nghiêm trọng hơn như rung nhĩ. Thậm chí, có bi suy tim.

Cơn bão giáp: tình trạng hormone tăng quá cao sẽ khiến các triệu chứng bệnh đột ngột chuyển sang hướng nặng nề. Đây là thời điểm mà tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa.

benh cuong giap anh 4
Lồi mắt ác tính

Lồi mắt ác tính: Khi mắc cường giáp do bệnh Basedow, người bệnh thường xuyên bị chảy nước mắt, có thể bị lồi mắt và nhạy cảm hơn đối với ánh sáng. Kèm theo đó là các bệnh viêm kết mạc, tổn thương giác mạc.

5. Cách điều trị bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?

Câu trả lời là CÓ. Cách điều trị bệnh bao gồm:

- Điều trị nội khoa

Có thể điều trị bệnh dễ dàng bằng các biện pháp nội khoa. Người bệnh chỉ cần uống thuốc để điều trị. Sử dụng các thuốc kháng tuyến giáp tổng hợp, các thuốc chẹn beta giao cảm hoặc an thần. Các loại thuốc này được dùng nhằm để hay đổi tỷ lệ sản xuất hormone của tuyến giáp. Trong đó, loại thuốc chủ yếu thường được sử dụng đó chính là methimazole.

Tuy nhiên, để đạt được tác dụng tốt nhất, người bệnh cần kéo dài thời gian điều trị liên tục 12-18 tháng. Do đó, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình chữa bệnh và không nên tự ý bỏ thuốc khi thấy không còn các triệu chứng của bệnh.

benh cuong giap anh 5
Có thể điều trị bệnh cường giáp dễ dàng bằng các biện pháp nội khoa

Sau khoảng 2-4 tuần, tình trạng lâm sàng của người bệnh sẽ được cải thiện với các xét nghiệm chức năng tuyến giáp hồi phục dần,  TSH thường cải thiện chậm hơn.

- Dùng i-ốt phóng xạ

Dùng thông qua đường uống để thu nhỏ tuyến giáp, từ đó làm chậm quá trình sản xuất hormone. Tuy nhiên, phương pháp này cần mất nhiều thời gian, có thể là đến nửa năm mới thu được hiệu quả.

Trong một số trường hợp, tình trạng bướu cổ to gây ảnh hưởng thẩm mỹ, hoặc bướu tái phát nhiều lần cần xử lý kịp thời bằng phương tiện ngoại khoa hoặc uống đồng vị Iod phóng xạ.

- Điều trị triệu chứng 

Có thể dùng thuốc để đối phó với triệu chứng của bệnh, chẳng hạn thuốc ức chế beta, thường được sử dụng để chữa trị bệnh cao huyết áp, khắc phục dấu hiệu tim đập nhanh, lo lắng và toát mồ hôi.

- Loại bỏ tuyến giáp

Loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp thông qua phẫu thuật là biện pháp mạnh tay để tuyến giáp không thể sản xuất thêm nhiều hormone thyroxine. Tuy nhiên, sau đó, cơ thể bạn sẽ cần phải sử dụng thêm hormon thay thế.

6. Cách phòng ngừa bệnh cường giáp

- Giảm thiểu mức độ căng thẳng:

Dành nhiều thời gian để thư giãn, giải tỏa sự lo lắng. Thiền hoặc tập yoga là cách để hạ thấp mức độ căng thẳng hiệu quả. 

benh cuong giap anh 6
Thiền hoặc tập yoga là cách để hạ thấp mức độ căng thẳng hiệu quả

- Uống vitamin D

Khi mắc bệnh cường giáp, xương bạn dễ trở nên giòn, gãy hơn. Sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin D là cách bảo vệ bản thân tránh gặp phải tình trạng bệnh lý chẳng hạn như loãng xương.

- Bỏ qua caffeine

Caffein có tác dụng kích thích tuyến giáp tiết quá nhiều hormon thyroxin, có thể dẫn đến tác dụng phụ của bệnh như nhịp tim tăng nhanh và lo lắng, người lúc nào cũng nóng nảy, khó chịu. Bạn nên điều chỉnh lượng caffein ẩn trong thực phẩm.

- Ngừng hút thuốc lá 

 Hút thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến tăng nguy cơ nhãn cầu phình to (lồi mắt) do bệnh Grave.

- Chế độ ăn uống hợp lý

Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý là cách để giảm thiểu các triệu chứng bệnh. Đồng thời,  hạn chế những biểu hiện khó chịu do bệnh gây ra.

Bệnh cường giáp nên kiêng gì?

Những thực phẩm người bị cường giáp nên kiêng dùng:

- Thực phẩm giàu i-ốt: Muối i-ốt, hải sản, rong biển,… là những thực phẩm khiến hoạt động của tuyến giáp tăng và làm tăng tình trạng cường giáp. Người bệnh nên kiêng dùng.

benh cuong giap anh 7
Người bị cường giáp nên kiêng dùng thực phẩm giàu i-ốt

- Sữa tươi nguyên kem: Trong sữa nguyên kem có chứa lượng chất béo nhiều. Trong khi đó, bệnh nhân cường giáp có khả năng tiêu hóa kém hơn so với người bình thường. Do đó, sữa tươi nguyên kem không phải là thực phẩm được khuyến khích cho bệnh nhân cường giáp.

- Bột: So với ngũ cốc nguyên hạt, bột chứa ít dưỡng chất và lại khó tiêu hóa hơn. Mặc khác, đây là loại thực phẩm có đường huyết cao và có thể ảnh hưởng lượng đường cũng như hormon trong máu, dẫn đến tăng hormon ở tuyến giáp. Do đó, cần hạn chế ăn mì ống, bánh mì;

- Đường: Nên tránh các thực phẩm có nhiều đường như nước ngọt, các loại mứt, thạch. Chúng có thể làm tăng mức độ hồi hộp ở những người mắc chứng cường giáp. 

- Thịt đỏ: Hàm lượng cholesterol, chất béo bão hòa trong thịt đỏ rất cao. Nếu tiêu thụ nhiều thịt đỏ sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường cao;

- Dầu thực vật hydro hóa: Đây là loại dầu giàu chất béo chuyển hóa, có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh cường giáp. Nên hạn chế các loại bánh quy giòn, bơ thực vật;

- Đồ uống chứa cồn: 

Nguy cơ người bệnh mắc bệnh loãng xương cao nếu  thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn.

Bệnh cường giáp nên ăn gì?

Những thực phẩm nên bổ sung:

benh cuong giap anh 8
Nên bổ sung bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, lúa mạch,... 

- Bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt;  gạo lứt, lúa mạch,... 

- Các loại quả mọng như quả mâm xôi, dâu tây 

- Rau họ cải: Bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, bắp cải giúp giảm việc sản xuất hormon của tuyến giáp. 

- Thực phẩm giàu vitamin D và Omega 3 như: cá hồi, quả óc chó, nấm, dầu hạt lanh, dầu oliu.

- Đạm từ thực vật như đạm đậu nành và các loại đậu: Cung cấp đủ lượng protein cho cơ thể  người bị cường giáp là điều vô cùng cần thiết. 

- Các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai chứa giàu canxi, hạn chế bệnh loãng xương.  Nếu bệnh nhân cường giáp không có các dấu hiệu khó tiêu, đầy bụng thì hoàn toàn có thể sử dụng.

Trên đây là chia sẻ thông tin cần nắm về bệnh cường giáp và cách phòng, chữa bệnh hiệu quả. Hy vọng với những thông tin này bạn đọc sẽ nắm tổng quan về bệnh, có thể giảm nhẹ và cải thiện được đáng kể tình trạng khó chịu của bệnh cường giáp.

4 căn bệnh nguy hiểm sẽ mắc nếu dùng đồ ăn trong tủ lạnh sai cách

Tủ lạnh có thể coi là một phát minh tuyệt vời để bảo quản thức ăn, tuy nhiên nếu ăn những thực phẩm được bảo quản sai cách bệnh tật cũng sẽ tìm đến bạn.

TIN MỚI NHẤT