2 món ăn được mệnh danh là ‘cao thủ’ trị bệnh dạ dày, phòng ung thư, chăm ăn mỗi ngày bệnh tật chẳng còn là nỗi lo

Sống khỏe 08/11/2022 06:00

Đối với người bệnh dạ dày hay những người thường xuyên gặp tình trạng tiêu hóa kém, 2 loại thức ăn sau đây mang lại hiệu quả tích cực.

Thật khó để không tránh khỏi lo ngại khi việc tỉ lệ nhiễm vi khuẩn H.P dẫn đến bệnh dạ dày ngày càng gia tăng. Thậm chí một số quốc gia, tỉ lệ đo lường thấp nhất lên đến 40% dân số. Với các quốc gia cao hơn, tỉ lệ lên đến 80% những người ở độ tuổi từ 40 - 50 có nhiễm vi khuẩn này.

2 món ăn được mệnh danh là ‘cao thủ’ trị bệnh dạ dày, phòng ung thư, chăm ăn mỗi ngày bệnh tật chẳng còn là nỗi lo - Ảnh 1
Người mắc bệnh dạ dày ngày càng gia tăng. Ảnh: Internet

Người bị đau dạ dày không chỉ chịu đựng sự đau đớn mà mặt tinh thần còn vô cùng bất lợi, gây suy giảm sức khỏe, khó có thể làm việc tốt. Tình trạng đau dạ dày có thể biểu hiện ra như là: Chứng ợ chua do trào ngược axit, thường xuyên hôi miệng, tiêu chảy, cơ thể khó hấp thụ thức ăn dẫn đến mệt mỏi, khó khăn trong việc sinh hoạt và làm việc hàng ngày.

Triệu chứng mắc bệnh dạ dày 

Theo thông tin từ Báo VnExpress, những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý dạ dày có thể biểu hiện như sau:

- Ợ hơi: là hiện tượng bình thường của cơ thể nhưng nếu ợ hơi thường xuyên, ợ chua, ợ nóng hoặc kèm theo các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori, loét dạ dày - tá tràng...

- Đau dữ dội đột ngột vùng thượng vị: Trong một số trường hợp khi bạn quá đói hoặc quá no, cơn đau có thể lan ra sau lưng, sờ thấy bụng đề kháng... là dấu hiệu cảnh báo thủng dạ dày. Đây là tình trạng nguy hiểm, cần cấp cứu, có thể dẫn đến sốc, thậm chí là tử vong. Tùy theo tính chất cơn đau có thể biểu hiện các vấn đề về dạ dày khác nhau.

2 món ăn được mệnh danh là ‘cao thủ’ trị bệnh dạ dày, phòng ung thư, chăm ăn mỗi ngày bệnh tật chẳng còn là nỗi lo - Ảnh 2Những cơn buồn nôn bất ngờ. Ảnh: Internet

- Nôn và buồn nôn: Bạn có thể gặp khó chịu, thường xuyên buồn nôn là dấu hiệu mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày như xuất huyết tiêu hóa trên do loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hẹp môn vị...

- Chán ăn, sụt cân: Viêm hoặc loét dạ dày dẫn đến thức ăn không được tiêu hóa tốt, dễ bị đầy hơi, chướng bụng và khó chịu. Tất cả điều này làm người bệnh không có cảm giác thèm ăn, hậu quả là sụt cân.

- Nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen: Biểu hiện của bệnh có dấu hiệu chuyển nặng. Xuất huyết tiêu hóa cần cấp cứu gấp. Người đang mắc bệnh viêm loét dạ dày, vết loét có thể sung huyết và chảy máu nếu bị kích thích bởi cà phê, thực phẩm cay nóng…

2 loại thực phẩm là “thiên địch” hiệu quả trong trị bệnh dạ dày

Nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn H.P hoặc gặp vấn đề về dạ dày, nên sử dụng nhiều 2 loại thức ăn sau đây, vừa giúp khử trùng, kháng viêm, vừa nâng cao sức khỏe dạ dày.

Mật ong

Hầu hết các đặc tính dinh dưỡng của mật ong được xem như một vị thuốc, vì nó có công dụng chữa nhiều bệnh.

Một thìa mật ong chứa khoảng 64 calo và không có chất béo hoặc cholesterol. Nó chứa đầy đủ vitamin, các enzyme, axit amin và các khoáng chất như canxi, sắt, natri clorua, magiê, phosphate và kali. Hơn nữa, nó giúp làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và các tính chất chống ô xy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do.

Mật ong có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và bồi bổ dạ dày. Mỗi ngày sử dụng một chút mật ong có thể đem tới tác dụng chống viêm niêm mạc dạ dày.

Ăn một thìa mỗi ngày khi bụng đói. Điều này giúp ngăn ngừa các bệnh khác nhau liên quan đến đường tiêu hóa.

2 món ăn được mệnh danh là ‘cao thủ’ trị bệnh dạ dày, phòng ung thư, chăm ăn mỗi ngày bệnh tật chẳng còn là nỗi lo - Ảnh 3
Mật ong tốt cho người bệnh dạ dày. Ảnh: Internet

Uống một cốc nước pha mật ong trước bữa ăn 30 phút có thể hỗ trợ ức chế tiết acid dạ dày, do đó làm giảm kích thích niêm mạc dạ dày.

Đối với những người bị viêm loét dạ dày bạn cũng có thể uống một cốc nước mật ong ấm mỗi ngày (10ml mật ong pha với một cốc nước ấm), sau một thời gian tình trạng viêm sẽ giảm đáng kể.

Ngoài ra uống mật ong trước khi ngủ còn hỗ trợ giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2, hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản, hạ huyết áp.

Uống mật ong sau bữa ăn 1 -2 giờ giúp tăng cường vai trò của nhu động ruột. Có thể thúc đẩy bài tiết acid dạ dày bình thường, rút ngắn thời gian đại tiện một cách đáng kể, giúp hạn chế bớt được những tác động xấu của những bữa ăn tối quá đà.

Vì vậy, dù cuộc sống hàng ngày có bận rộn đến đâu, chúng ta cũng phải nhớ uống nước pha mật ong. Mật ong chứa flavonoid, chất chống ô xy hóa giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và bệnh tim, do đó nó được coi là rất có lợi khi được dùng mỗi ngày.

Dầu olive

Thành phần chính của loại dầu này là Acid oleic (Omega-9) có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn. Chất polyphenol trong dầu olive cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn HP gây ra các bệnh lý ở dạ dày, cải thiện tình trạng bệnh.

Dầu ô liu góp phần cải thiện chức năng đường tiêu hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn. Hoạt chất trong oliu còn ngăn ngừa sỏi túi mật, bảo vệ dạ dày. Ngoài ra dầu ô liu còn có tác dụng nhuận tràng.

Axit oleic được chứng minh là có tác dụng làm giảm viêm, thậm chí có thể có tác dụng có lợi đối với các gen liên quan đến ung thư.

2 món ăn được mệnh danh là ‘cao thủ’ trị bệnh dạ dày, phòng ung thư, chăm ăn mỗi ngày bệnh tật chẳng còn là nỗi lo - Ảnh 4
Dầu oliu. Ảnh: Internet

Dầu ô liu nguyên chất là một trong những thành phần quan trọng trong chế độ ăn này. Nó bảo vệ chống lại bệnh tim bằng cách làm giảm viêm, bảo vệ cholesterol LDL "cholesterol xấu" khỏi quá trình oxy hóa, cải thiện lớp niêm mạc của mạch máu và có thể giúp ngăn ngừa đông máu quá mức.

Nó cũng đã được chứng minh là hỗ trợ làm giảm huyết áp, một trong những yếu tố nguy cơ mạnh nhất gây ra bệnh tim và tử vong sớm. Vì vậy, nếu bạn bị bệnh tim, tiền sử gia đình mắc bệnh tim hoặc có yếu tố nguy cơ, bạn nên bổ sung dầu ô liu nguyên chất vào chế độ ăn của mình.

Bạn có thể dùng một muỗng dầu oliu cùng một cốc nước lớn vào buổi sáng, hoặc bạn có thể pha thật loãng với chanh và mật ong. Lưu ý nên theo dõi tình trạng cơ thể và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn để có những cách phòng và trị bệnh tốt nhất.

Các món ăn kiêng kỵ khi đau dạ dày

Đau dạ dày cần kiêng và hạn chế nhiều nhóm thức ăn. Theo đó, bạn nên cẩn trọng với các nhóm thức ăn sau:

- Thực phẩm cay nóng. Theo các chuyên gia tiêu hóa, thực phẩm cay nóng làm cho lượng acid dạ dày tăng lên và tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, thực phẩm cay nóng còn có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày, theo đó, tình trạng đau dạ dày càng nặng nề hơn. Bạn nên kiêng các loại thức ăn như: mì cay, tương ớt, mù tạt, hạt tiêu, các thực phẩm gây nóng.

- Thực phẩm lên men, có vị chua sẽ làm cho nồng độ acid dạ dày tăng lên và lớp bảo vệ niêm mạc bị tổn thương.

- Thực phẩm chứ chất béo no không tốt cho sức khỏe của con người, đặc biệt là người bị đau dạ dày. Theo chuyên gia, những loại thực phẩm này sẽ gây mất cân bằng pH, ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa, gây nên tình trạng táo bón. Ngoài ra, nó cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương hoặc thấp khớp, thậm chí ung thư. 

- Thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh ngọt, nước ngọt, socola,… giúp thỏa mãn cảm giác và tinh thần vô cùng thoải mái. Thế nhưng, những loại này lại không làm cho dạ dày dễ chịu, ngược lại, chúng khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. 

Mang thai 9 tháng vẫn có kinh nguyệt đều đặn, mẹ trẻ tá hỏa phát hiện mình sắp sinh em bé

Sinh con những không biết mình mang thai, người mẹ càng ngạc nhiên hơn nữa, vì quá trình mang thai cô vẫn xuất hiện kinh nguyệt đều đặn.

TIN MỚI NHẤT