4 kiểu giật mắt là biểu hiện của bệnh tật: đặc biệt số 4 ít ai ngờ tới

Sống khỏe 07/11/2022 05:24

Các biểu hiện của việc co giật mắt thường xuyên có thể là điều cảnh báo cho các vấn đề về sức khỏe, bệnh tật.

Trong y học, nháy giật mắt là một hoạt động co thắt lặp đi lặp lại, không tự chủ của cơ mí mắt. Các đợt nháy giật mí mắt này có thể là dấu hiệu của một số bệnh, đặc biệt là các bệnh nghiêm trọng.

Vì sao bạn bị giật mắt

Nháy mắt được nêu rõ là những cử động không có chủ ý, thường xảy ra ở cả hai bên mắt, do co thắt cơ dưới da mi, cơ vòng mi phần trước sụn và cung mày. Khi nháy mắt thì cơ vùng mặt cũng có thể co giật theo, các cơn co có thể kéo dài trong vài giây đến vài phút.

4 kiểu giật mắt là biểu hiện của bệnh tật: đặc biệt số 4 ít ai ngờ tới   - Ảnh 1
Biểu hiện nháy giật mắt ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh: Internet

Thông thường, nháy mắt không phải là biểu hiện quá đáng ngại. Đôi lúc nháy mắt cũng có những tác dụng tích cực. Ví dụ: tác dụng làm giảm căng thẳng ở mắt, tránh khô mắt, loại bỏ các hạt bụi vướng vào mắt…

Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng nháy mắt liên tục, bạn nên cẩn trọng các triệu chứng sau:

Cơ thể thiếu chất/thiếu máu

Thật vậy, theo các chuyên gia, nháy giật mắt thường xuyên cũng là dấu hiệu của việc thiếu vitamin B12, vitamin D, thiếu chất photphat và canxi trong cơ thể. Nháy mắt cũng có liên quan tới việc cơ thể suy nhược, thiếu máu vì lí do cơ thể ăn uống không đủ chất, thường xuyên bỏ bữa.

Lúc này bạn cần ăn uống đầy đủ hơn để giảm thiểu triệu chứng. Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm như: các loại hạt, đậu, thịt cá, rau xanh, sữa, trứng, khoai lang… để tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cho cơ thể.

4 kiểu giật mắt là biểu hiện của bệnh tật: đặc biệt số 4 ít ai ngờ tới   - Ảnh 2
Cơ thể bị thiếu chất. Ảnh: Internet

Cơ thể mệt mỏi, stress, mất ngủ

Biểu hiện của nháy mắt cũng có thể là việc bạn gặp áp lực, mất ngủ. Nếu bạn thường xuyên bị mỏi mắt thì chứng co giật này sẽ càng xuất hiện nhiều hơn. Bạn cần quan tâm lại chế độ làm việc và cách giúp cho cơ thể tránh khỏi áp lực, phiền toái, đặc biệt nên tìm cách để có được giấc ngủ ngon giúp phục hồi cơ thể. Bạn có thể tập thể thao, sử dụng các thực phẩm tốt cho sức khỏe, các loại trà thảo mộc…Bạn có thể đi kiểm tra sức khỏe ở bác sĩ nếu vấn đề ngày càng trở nên căng thẳng.

Do dị ứng

Các chứng bệnh ở mắt như viêm giác mạc, khô mắt, mờ mắt là biểu hiện của các dấu hiệu có thể gặp khi giật mắt. Khi cơ thể bị dị ứng, nó sản sinh và kích hoạt cơ chế phòng thủ giúp đẩy lùi các thứ gây dị ứng.

Nếu tình trạng diễn ra quá lâu mà bạn không khắc phục kịp thời, dễ gặp các tình trạng bệnh như trên. Đặc biệt, khi thấy tình trạng nháy mắt xảy ra liên tục, bạn hãy cẩn thận và đi khám ngay.

Do mắt có khối u/ Bệnh động kinh

Khi mắt nháy giật liên tục có nghĩa nó đang ngầm báo trong mắt có dị vật. Nếu tần suất nháy giật từ ngày này sang ngày khác thì có thể do các khối đang dần hình thành, chèn lên dây thần kinh dẫn đến tình trạng này. Các khối u còn là biểu hiện của bệnh ung thư. Vì vậy, tốt nhất bạn nên theo dõi và khám kịp thời nếu nháy giật mắt thường xuyên đến với bạn.

4 kiểu giật mắt là biểu hiện của bệnh tật: đặc biệt số 4 ít ai ngờ tới   - Ảnh 3
Khối u hình thành ở mắt. Ảnh: Internet

Dễ gặp nhất là tình trạng bị động kinh (trong một số hình thái động kinh cơn nhỏ), hoặc có tổn thương dây thần kinh số V, VII (Các bệnh loét giác mạc, viêm màng bồ đào, khô mắt, zona mắt có thể gây kích thích dây thần kinh số V, VII). Ngoài ra, bạn có thể đang gặp phải tình trạng bệnh gây thoái hóa nơron thần kinh như parkinson, hội chứng wilson, cơn hysteria;

Bạn nên làm gì để bảo vệ mắt

- Bạn cần sắp xếp thời gian để ngủ đủ 7 - 8 giờ mỗi ngày tránh cho mắt không bị mệt mỏi do thiếu ngủ.

- Loại bỏ hoặc hạn chế những trạng thái gây căng thẳng thần kinh, thậm chí là các loại đồ uống như nước ngọt, bia, rượu, chất kích thích…

4 kiểu giật mắt là biểu hiện của bệnh tật: đặc biệt số 4 ít ai ngờ tới   - Ảnh 4
Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng. Ảnh: Internet

- Đeo kính râm khi ra đường và tránh nhìn màn hình vi tính quá lâu. Khi nhìn điện thoại, máy tính hay đọc sách, hãy giữ mắt ở khoảng cách tối thiểu 25cm.

- Khi làm việc căng thẳng, nên hít thở sâu và nghỉ ngơi một lát, cho đến khi mắt hết tình trạng căng thẳng mới trở lại công việc.

- Bổ sung thực phẩm giàu chất dinh dưỡng: Axit béo, omega-3, lutein, kẽm, vitamin C, vitamin A là những chất rất tốt cho mắt và nó chứa hàm lượng cao trong các loại thực phẩm như: Rau củ quả nhiều màu sắc: Cải thìa, cải xoăn, bông cải, cà rốt, khoai lang; Các loại hải sản nhiều dầu: Cá hồi, cá thu, hàu,...; Chất đạm từ thịt heo, trứng, các loại hạt, đậu,...; Trái cây họ cam quýt…

- Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị tích cực các bệnh gây nháy mắt như: thiếu máu, cận thị, loạn thị, viêm giác mạc, bệnh gây tổn thương dây thần kinh số V.

 

‘Thời điểm vàng’ người Nhật ăn tối kèm 3 cách ăn không bao giờ lo tăng cân, sống rất thọ: nhịn ăn không phải là cách

Sao phải nhịn ăn tối khi bạn có đến 3 cách ăn và thời điểm nạp năng lượng không lo tăng cân. Những thói quen sau đây còn giúp người Nhật đứng đầu thế giới về tuổi thọ trong nhiều năm liền.

TIN MỚI NHẤT