Vàng da là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đối với các bé mắc bệnh vàng da sinh sẽ thì không cần quá lo lắng, vì hiện tượng da bị vàng sẽ tự khỏi. Còn đối với các bé mắc phải tình trạng vàng da bệnh lý thì các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm và chữa trị kịp thời.
- 4 nhóm tâm lý của trẻ mà các bậc phụ huynh nên biết
- 3 điều quan trọng tiên quyết sự phát triển của con, các bậc phụ huynh nên biết càng sớm càng tốt
Phân biệt vàng sinh lý và vàng da bệnh lý
1. Vàng da sinh lý
Vàng da sinh lý có thể ở mức độ nhẹ, với trẻ đủ tháng, bình thường vàng da được coi là sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi, và thường sẽ biến mất trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần với trẻ non tháng.
Mức độ vàng da nhẹ là chỉ vàng da đơn thuần (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn) không kèm theo các triệu chứng bất thường khác ( thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ,...). Nồng độ Bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ thiếu tháng,... Tốc độ tăng Bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ. Ngoài ra, nước tiểu của trẻ sơ sinh có màu tối hoặc màu vàng ( nước tiểu của trẻ sơ sinh thường không màu) và phân nhạt màu. Khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi, gan đã phát triển đầy đủ hơn và đủ sức xử lý Bilirubin nên bệnh vàng da sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào.
2. Vàng da bệnh lý
Trong một số trường hợp, vàng da là biểu hiện của một căn bệnh tiềm tàng nào đó và ở những trường hợp này vàng da sẽ xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau sinh.Biểu hiện của vàng da sơ sinh bệnh lý là vàng da đậm xuất hiện sớm, không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng, mức độ vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt.
Ảnh minh họa: Internet
Đồng thời với vàng da, có sự xuất hiện của các triệu chứng bất thường khác như: trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật,... Xét nghiệm Bilirubin trong máu tăng hơn bình thường.Nếu không phát hiện và điều trị vàng da sơ sinh bệnh lý kịp thời có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh do Bilirubin gián tiếp thấp vào não làm cho trẻ tử vong hoặc bị hại não suốt đời. Một số nguyên nhân gây vàng da sơ sinh bệnh lý như: bất đồng nhóm máu mẹ con (ABO, Rh), bệnh lý tan máu (thiếu men G6PD, hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng), xuất huyết dưới da, chậm đi phân su, nhiễm virus bào thai, bệnh lý gan mật bẩm sinh (teo đường mật, giãn đường mật).
Dấu hiệu nhận biết tình trạng vàng da của trẻ
Vàng da xuất hiện sớm trước 48 giờ sau sinh.
- Vàng toàn thân, vàng cả lòng bàn tay và lòng bàn chân.
- Vàng da kéo dài trên 1 tuần đối với trẻ đủ tháng, trên 2 tuần với trẻ thiếu tháng.
- Trẻ bị vàng da kèm các dấu hiệu bất thường khác như bú ít, co giật, sốt, phân bạc màu,...
Phòng ngừa vàng da sơ sinh
Cách phòng bệnh vàng da sơ sinh tốt nhất là cho trẻ bú sữa đầy đủ:
- Nếu trẻ bú mẹ: Cho trẻ bú từ 8 – 12 cữ mỗi ngày để đảm bảo trẻ không bị mất nước, giúp cơ thể đào thải bilirubin nhanh hơn.
- Với trường hợp trẻ không được bú mẹ (do bệnh lý của mẹ), trẻ có thể phải bú sữa công thức: Cho trẻ bú khoảng 30 – 60 ml sữa công thức mỗi 2 – 3 giờ trong tuần đầu tiên.
Ngoài ra, mẹ nên xét nghiệm nhóm máu trước khi mang thai. Sau khi sinh, bé cũng sẽ được xét nghiệm nhóm máu. Việc làm này sẽ giúp loại trừ (hoặc xác định) nguy cơ bé bị vàng da sơ sinh do không tương thích với nhóm máu của mẹ, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp.