Để việc nuôi dạy trẻ dễ dàng hơn các bậc cha mẹ nên hiểu rõ tâm lý của trẻ. Từ đó nắm bắt và trao đổi với con sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
- Bà bầu uống Canxi đến tháng thứ mấy thì dừng?
- Tăng cường sức đề kháng cho bà bầu như thế nào tốt nhất?
Tính cách một phần được quyết định theo yếu tố di truyền, phần còn lại do cách giáo dục từ cha mẹ.
Mỗi em bé sinh ra đều có tính cách của trẻ và khả năng riêng biệt. Hiểu được những tính cách khả năng của trẻ sẽ bố mẹ hiểu điều gì thúc đẩy hành động của con. Và kịp thời can thiệp vào các vấn đề hành vi nếu cần.
Triết gia Rudolf Steiner đã phát triển một phương pháp giáo dục dựa trên sự thăng hoa của cuộc sống nội tâm và bên ngoài của một người trong chu kỳ bảy năm. Đối với thời thơ ấu, ông đặt trọng tâm vào sự nhận thức về tính cách của trẻ thông qua tính khí (temperaments).
1. Nhóm hướng ngoại
Trẻ thuộc nhóm này có đặc điểm ưa hoạt động, hay nói, trẻ thường là điểm kết nối cho những mối quan hệ và hoạt động.
Cách tương tác với nhóm tính cách này: Giúp trẻ tham gia các hoạt động giao tiếp xã hội. Các hoạt động này nên tạo ra 1 giá trị mà trẻ có thể nhìn thấy được. Điều này sẽ giúp trẻ phát huy được tính cách chủ động của bản thân, nhìn thấy giá trị của mình, trẻ có khuynh hướng tạo giá trị tích cực, thay vì các giá trị tiêu cực. Tránh khen tặng quá nhiều, chỉ khen khi trẻ có nỗ lực và giúp trẻ rèn luyện tư duy phản biện để biết cách tổng hợp thông tin và lắng nghe người khác. Thái độ quan tâm mỗi thành quả và quy trình của con là đều quan trọng.
2. Nhóm tâm lý nhạy cảm
Trẻ thuộc nhóm tâm lý nhạy cảm thường mang nhiều cảm xúc hơn, trẻ dễ rơi vào trạng thái lo lắng cho mình và cho người khác. Ưu điểm của trẻ thuộc nhóm này là thường quan tâm, dễ được yêu thương. Khuyết điểm lớn nhất có thể là dễ bị tác động hay đa sầu đa cảm.
Kết nối: Phụ huynh nên cho trẻ tham gia nhiều hoạt động đưa ra các mục tiêu nhỏ dễ đạt được. Trẻ thuộc nhóm tính cách này rất cẩn trọng, việc giúp trẻ nhìn nhận tính cách cẩn trọng là chìa khóa giúp hoàn thành mục tiêu thì trẻ hạn chế tự ti bản thân.
Khắc phục: Cha mẹ tránh các cảm xúc tiêu cực cho trẻ. Cứ để trẻ buồn khóc nếu trẻ tâm trạng không tốt. Khi con thất bại hãy động viên giúp trẻ làm lại. Hãy dành thời gian lắng nghe con mỗi ngày và cùng con thảo luận vấn đề mà trẻ thắc mắc. Điều này giúp con có khả năng rèn luyện tư duy phản biện và linh hoạt giải quyết vấn đề.
3. Trẻ thuộc nhóm tận tâm
Những em bé thuộc nhóm này thường có tính cách chu đáo, tỉ mỉ trong các hoạt động hàng ngày. Trẻ thuộc nhóm tận tâm biết cách tổ chức và thường có chú ý đến các chi tiết xung quanh. Đặc biệt, trẻ luôn kỷ luật nghiêm túc với bản thân. Bên cạnh đó, trẻ có nhóm tính cách này cũng rất biết quan tâm mọi người xung quanh, thường xuyên giúp đỡ, chia sẻ và an ủi người khác.
Kết nối: Để giúp trẻ trong nhóm này phát triển tính cách, cha mẹ nên khuyến khích con tham gia những hoạt động xã hội. Các hoạt động này có tác dụng khơi nguồn cho tình yêu thương, sự sẻ chia, quan tâm bên trong trẻ. Đồng thời, thông qua các hoạt động này trẻ cũng học thêm được nhiều kiến thức mới và phát triển các kỹ năng mềm thiết yếu như kỹ năng quan sát, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hoạt động đội nhóm…
4. Trẻ thuộc nhóm sẵn sàng trải nghiệm
Trẻ thuộc nhóm sẵn sàng trải nghiệm luôn có tâm thế thích thú, sẵn sàng khám phá và tìm hiểu những điều mới lạ. Trẻ không ngại khó khăn, luôn có ý chí xung phong đi đầu. Tuy nhiên, tính cách của trẻ sẽ khiến trẻ dễ rơi vào tình trạng “cả thèm chóng chán”. Trẻ có thể dễ dàng từ bỏ chuyện cũ để chuyển hướng sang chuyện khác vui hơn, lạ hơn, hấp dẫn hơn.
Nhóm trẻ này cần được cha mẹ, thầy cô quan tâm nhiều về chất lượng các hoạt động hàng ngày. Bởi một khi trẻ đã nắm bắt được bản chất của hoạt động thì sẽ có xu hướng từ bỏ, không còn hứng thú, không còn đam mê. Vì vậy, cha mẹ và thầy cô có thể tăng mức độ cũng như sáng tạo thêm nhiều tình huống khác nhau cho trẻ. Qua đó, trẻ sẽ có cơ hội chậm lại để nhìn nhận và quan sát trải nghiệm tốt hơn.