Quên đi cách luộc tôm thông thường, thêm ngay những nguyên liệu dưới đây để thấy được kết quả bất ngờ
- 7 bước khiến thịt giữ được độ ẩm thơm ngon không còn khô khan, dai cứng - thử ngay để thấy kết quả bất ngờ
- Gà, heo vịt,... luộc bị hôi giờ đây không còn là vấn đề đối với chị em, áp dụng những mẹo sau để cho ra thành quả ngon ngọt, thơm mềm ai cũng "mê như điếu đổ"
Tôm được chia làm hai loại là tôm sông và tôm biển. Ngoài ra, tôm còn được chia thành nhiều giống khác nhau như tôm càng xanh, tôm he, tôm sú, tôm hùm... Dù là loại tôm nào thì đây vẫn là thực phẩm giàu đạm, canxi, phốt pho... tốt cho sức khỏe con người.
Có nhiều cách chế biến tôm khác nhau nhưng đơn giản nhất là tôm hấp và tôm luộc. Nghe thì dễ nhưng không phải ai cũng có thể chế biến món này đúng cách. Đôi khi tôm nấu chín vẫn có mùi tanh và thịt bị cứng, ăn không ngon.
Để có món tôm ngon, bạn cần chọn được những con tôm tươi nhất.
Cách phân biệt tôm tươi hay tôm chết
Cách này rất đơn giản, tôm sau khi đã luộc xong, bạn hãy quan sát kỹ phần đuôi tôm.
Nếu đuôi tôm xòe ra hai bên, thì đây là tôm tươi ngon, còn sống trước khi chế biến.
Nếu đuôi tôm khép lại, cụp vào với nhau thì đây là tôm đã chết hoặc tôm đông lạnh trước khi đem nấu.
Cách chọn tôm tươi ngon
Bạn nên chọn những con tôm chắc thịt, không có mùi lạ, chân tôm màu trắng, không bị đen.
Tránh mua tôm đã bị đen chân, đen đầu hoặc chảy nhớt.
Thông thường, tôm tươi sẽ có phần thịt chắc, ấn vào có độ đàn hồi. Tôm không cần quá to, phần thịt không dày lên bất thường.
Phần vỏ tôm linh hoạt, còn nguyên vẹn. Đầu và chân gặt chặt với thân tôm.
Những con tôm hỏng sẽ hơi uốn cong thành hình tròn chứ không thẳng hoặc cong nhẹ như tôm còn sống.
Dùng tay ấn lên phần vỏ tôm và di chuyển vài lần từ trước ra sau. Nếu thấy có cảm giác sạn sạn hoặc tôm bị nhớt dính thì không nên mua.
Cách hấp/luộc tôm ngon
Luộc tôm với giấm táo
Bạn bắc 1 nồi nước lên bếp và thêm vào nồi 1/4 chén giấm táo (chén ăn cơm), 1/2 muỗng cà phê muối rồi đun sôi nước ở lửa lớn.
Khi nước sôi, bạn thả tôm đã sơ chế sạch vào nồi và luộc từ 3 - 7 phút cho tôm chín và bắt đầu nổi lên mặt nước thì vớt tôm ra và cho ngay vào tô nước đá.
Luộc tôm muối, gừng và rượu trắng
Sau khi mua tôm về, bạn cần phải làm sạch chúng. Rửa tôm với nước lạnh là chưa chính xác. Nên rửa tôm với nước ấm khoảng 37 độ C và cho một ít muối, gừng rửa cùng để khử mùi tanh của tôm.
Sau khi rửa, bạn có thể lấy sạch phần chất bẩn trong đầu tôm và rút chỉ đen ở lưng tôm.
Rửa sạch tôm với nước rồi để ráo.
Sau đó, hãy đun một nồi nước sôi (chỉ cần một lượng nước nhỏ, không quá nhiều). Khi nước sôi, bỏ tôm vào nấu cùng. Ở bước này, nhiều người cho thêm rượu nấu ăn vào để khử mùi tanh của tôm. Tuy nhiên, rượu có thể phá hủy cấu trúc protein của thịt tôm, làm món ăn có mùi tanh và thịt bị cứng. Để khử mùi tanh và giúp thịt tôm đậm đà, bạn chỉ cần cho muối và gừng là đủ. Ngoài ra, một số người sẽ sử dụng sả hoặc hành lá khi luộc tôm. Những loại gia vị này cũng giúp món ăn thơm hơn và không có mùi tanh. Tùy theo khẩu vị mà bạn có thể lựa chọn loại gia vị phù hợp cho món tôm luộc.
Khi tôm chuyển sang màu đỏ, con tôm cong lại là được. Không nên nấu lâu vì sẽ khiến thịt tôm bị bở, nhạt.
Luộc tôm với dầu mè
Đầu tiên, bạn bắc lên bếp 1 nồi nước để luộc tôm rồi cho vào 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, sả, gừng đập dập để giúp tôm khử mùi tanh và đun nước ở lửa lớn.
Khi nước sôi, bạn cho tôm đã sơ chế sạch vào cùng 1 muỗng canh dầu mè và luộc từ 3 - 7 phút đến khi tôm chín thì vớt ra là hoàn thành.
Nhờ dầu mè mà món tôm luộc sẽ luôn giữ được màu đỏ au và cực bắt mắt. Bên cạnh đó, khi dầu mè ngấm vào tôm sẽ giúp thịt tôm giữ được hương vị thơm ngon và đậm đà hơn.
Tôm luộc/hấp chín nên gắp ra đĩa và thưởng thức khi còn nóng. Tôm để nguội vừa giảm giá trị dinh dưỡng, vừa dễ bị tanh, không còn hương vị hấp dẫn.