Thử ngay những mẹo sau từ nay không còn lo việc ăn dứa bị rát lưỡi, ăn dứa một cách thỏa thích, thưởng thức dứa một cách trọn vẹn
- Gà, heo vịt,... luộc bị hôi giờ đây không còn là vấn đề đối với chị em, áp dụng những mẹo sau để cho ra thành quả ngon ngọt, thơm mềm ai cũng "mê như điếu đổ"
- Trứng luộc là món ăn gần gũi với gia đình bạn, nhưng bạn đã biết cách luộc trứng đúng cách vừa gia tăng dinh dưỡng, dễ lột, còn thơm ngon hơn nhiều
Dứa là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Dứa nhiều nhiều vitamin C, mangan tốt cho sức khỏe. Vitamin C giúp tăng cường sức để kháng, tăng khả năng hấp thụ sắt. Mangan có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ trao đổi chát. Ngoài ra, dứa còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm...
Dứa ngon ngọt nhưng nhiều người gặp vấn đề rát lưỡi khi ăn loại quả này.
Vì sao ăn dứa bị rát lưỡi?
Nhiều người cho rằng, cảm giác rát lưỡi được tạo ra bởi acid có trong trái dứa. Tuy nhiên điều này là không đúng.
Việc chúng ta ăn dứa bị rát lưỡi là do bên trong quả dứa có chứa chất bromelain - một hỗn hợp của các enzyme tiêu hóa, có nhiều lợi ích trong việc điều trị chống viêm nhiễm. Enzyme này nằm tập trung nhiều trong lõi và vỏ dứa, khi tiếp xúc với lớp da nhạy cảm ở lưỡi và xung quanh miệng làm phân hủy các protein gây ra cảm giác đau rát.
Tuy nhiên cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất nên không phải là một vấn đề quá lớn vì không gây nguy hại đáng kể gì cho cơ thể.
Để không bị rát lưỡi khi ăn dứa, bạn hãy làm theo những cách sau.
Mẹo ăn dứa không bị rát lưỡi
Chần qua nước nóng
Đây là cách gây bất ngờ cho nhiều chị em. Nhiều người cho rằng chần dứa qua nước nóng sẽ khiến dứa bị nát, nhũn. Tuy nhiên, bạn chỉ chần dứa trong vài giây với nước nóng khoảng 70 độ C. Sau khi vớt dứa ra phải thả ngay vào bát nước đá. Vớt dứa ra để ráo là dứa cực kỳ giòn ngọt.
Ngâm nước muối trước khi ăn
Trong dứa có một chất tên là bromelain có thể gây ra tình trạng rát lưỡi nếu ăn nhiều.
Để tránh tác dụng phụ này, bạn nên ngâm qua dứa với nước muối loãng trước khi ăn. Nước muối sẽ giúp phân hủy bromelain từ đó tránh được tình trạng bị rát lưỡi. Ngoài ra, ngâm dứa vào nước muối loãng cũng sẽ làm dứa đậm vị, ngon ngọt hơn.
Dứa sau khi gọt vỏ và bỏ mắt thì cắt thành những miếng vừa ăn. Chuẩn bị một lượng nước sôi để nguội, cho một thìa muối vào khuấy đều. Sau đó ngâm dứa đã cắt vào nước muối trong 30 phút.
Hết thời gian thì đổ bỏ nước, để dứa ráo nước rồi thưởng thức. Lúc này ăn dứa vừa sạch, vệ sinh lại không bị thâm và giảm được độ gây tê rát lưỡi.
Sở dĩ ngâm nước muối trước khi ăn có thể làm hết rát lưỡi là vì muối có thể phân hủy chất gây tê rát, đồng thời làm dứa thêm đậm đà hơn.
Ngâm nước có pha baking soda
Ngoài cách ngâm dứa vào muối, bạn có thể ngâm dứa trong nước có pha baking soda. Chỉ cần hòa tan một lượng nhỏ baking soda vào nước rồi cho dứa đã gọt vào ngâm trong vài phút. Baking soda có tính kiềm, tác dụng tương tự như khi ngâm với nước muối.
Dứa ngâm với baking soda sẽ bớt chua và loại bỏ vị đắng (nếu có). Ngoài ra, nước baking soda cũng giúp dứa không bị thâm, xỉn màu. Vì có baking soda cũng có tính kiềm, tác dụng khi cho vào nước tương tự như ngâm nước muối, khử nhanh vị chua và se của dứa. Dứa ăn sẽ có vị ngọt vô cùng, còn ngon hơn là ngâm với nước muối nhạt, rất tiện và dễ dàng.
Mẹo chọn dứa ngon
Kể cả khi đang vào mùa dứa, bạn cũng cần chọn dứa kỹ lưỡng để tránh mua phải quả hỏng, không ngon.
Khi mua dứa, hãy quan sát màu sắc của vỏ. Vỏ dứa có màu cam tức là quả đã chín, hương vị sẽ thơm ngon và ngọt hơn. Nếu vỏ dứa hơi xanh thì ruột sẽ cứng và có thể hơi chua. Những quả dứa có vỏ nâu cam, cầm trên tay thấy mềm tức là đã bị chín quá, ăn sẽ có mùi ủng và nhão.
Ngoài ra, bạn nên ngửi mùi dứa. Dứa chín sẽ tỏa ra mùi thơm thoang thoảng. Nếu mùi dứa quá nồng nghĩa là nó đã chín quá và lên men.
Tùy theo sở thích và nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn dứa xanh hoặc dứa chín. Dứa chín thích hợp để ăn trực tiếp, làm sinh tốt, ép lấy nước uống. Dứa xanh có thể dùng trong các món xào nấu để tạo vị chua ngọt tự nhiên và không bị nát.