Cách bảo quản cơm nguội và hâm cơm đúng mà nhiều người vẫn chưa biết

Mẹo vặt trong bếp 09/04/2017 23:10

Cơm nguội khi bảo quản không đúng cách hoặc hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ dẫn đến nguy cơ ngộ độc mà các chị em nội trợ nên chú ý.

Cơm nguội khi bảo quản không đúng cách hoặc hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ dẫn đến nguy cơ ngộ độc mà các chị em nội trợ nên chú ý.

Cơ quan Dịch vụ Y tế quốc gia Anh (NHS) cho biết, không phải việc hâm nóng cơm, rang cơm gây ra vấn đề mà là do cách bảo quản cơm thừa sau lần nấu đầu tiên có thể không tốt cho cơ thể.

Cách bảo quản cơm nguội và hâm cơm đúng mà nhiều người vẫn chưa biết - Ảnh 1

1 Vì sao cần bảo quản cơm nguội đúng cách?

Trong gạo có một loại vi khuẩn tên là Bacillus Cereus. Vi khuẩn này xuất hiện trong quá trình trồng trọt và thu hoạch lúa. Khi nấu chín gạo thành cơm, vi khuẩn này không bị tiêu diệt mà chuyển thành dạng bào tử - một cách “ngủ đông” – để tự bảo vệ. Nếu chúng ta ăn cơm khi vừa nấu chín dưới 6 tiếng thì bào tử này sẽ không gây hại nhưng nếu để cơm nguội trên 6 tiếng mà không có phương pháp bảo quản thích hợp, các vi khuẩn có trong cơm sẽ hoạt động trở lại và gây hại cho hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, cơm là một dạng tinh bột và khi tinh bột được làm nóng đến 60oC trở lên (hâm nóng hoặc hấp hoặc chiên lại nhiều lần) sẽ biến thành dạng bột hồ - như keo dán thủ công, quá trình này gọi là “hồ hóa tinh bột”. Bạn sẽ thấy cơm nguội có xu hướng dẻo hơn, mềm hơn sau khi hâm nhưng thật ra, khi ăn vào thì phần cơm đã bị “hồ hóa” này sẽ đóng cứng lại và khó tiêu hơn bình thường rất nhiều.

Cơm để ở nhiệt độ phòng càng lâu, càng nhiều khả năng gây ngộ độc. Điều đó có nghĩa là bạn cần lưu trữ cơm đúng cách nhanh chóng nếu muốn hâm nóng lại sau này.

2. Lưu ý khi nấu cơm

Cách bảo quản cơm nguội và hâm cơm đúng mà nhiều người vẫn chưa biết - Ảnh 2

Để cơm nấu được ngon và lâu thiu, các bạn cần lưu ý một số mẹo nhỏ sau:

- Nhớ rửa sạch nồi và nắp trước khi nấu cơm, chú ý rửa sạch cả những bợn cơm dưới đáy và nắp nồi.

- Cho thêm nhúm muối khi vo gạo. Nếu gạo bị mốc nên vo kĩ, tráng qua nhiều lần nước cho sạch.

- Bạn cũng có thể nấu cơm với một chút muối, tương tự như nấu xôi. Việc này không những giúp cơm thêm đậm đà mà còn bảo quản cơm lâu thiu hơn.

- Nếu không dùng muối, bạn có thể cho giấm vào nồi cơm khi nấu theo tỉ 2 ml giấm cho 1.5 kg gạo. Đảm bảo cơm khi nấu xong sẽ trắng muốt và rất lâu thiu.

3. Cách bảo quản

Cách bảo quản cơm nguội và hâm cơm đúng mà nhiều người vẫn chưa biết - Ảnh 3

Tốt nhất, bạn nên nấu cơm vừa đủ ăn bởi không chỉ riêng cơm mà bất cứ thực phẩm nào nếu để lâu ngoài môi trường và hâm đi hâm lại nhiều lần đều sẽ bị biến chất, hao hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn.

Nếu nhà bạn nấu cơm bằng nồi cơm điện thì đừng quên sử dụng chế độ “giữ nhiệt” (kí hiệu là “warm” hoặc “hâm”) – giúp duy trì nhiệt độ trong nồi luôn ở mức 60 độ C để ngăn chặn vi khuẩn Bacillus cereus phát triển trở lại cũng như không để xảy ra tình trạng hồ hóa tinh bột.

Nếu đã lấy cơm ra ngoài nồi cơm điện thì bạn nên dùng hết trong vòng 5 tiếng. Còn nếu muốn bảo quản cơm cho ngày hôm sau, bạn hãy áp dụng cách sau:

- Sau khi cơm chín, bạn hãy đặt nồi cơm ở nơi thoáng mát để nguội, không để các thực phẩm hoặc thức ăn khác dính vào cơm. Lưu ý: nên dùng rổ thưa thay vì dùng nắp đậy kín nồi cơm nóng vì sẽ khiến cơm nhanh bị thiêu do hấp hơi nước.

- Khi cơm đã nguội, bạn cho cơm vào hộp kín và đặt vào ngăn mát tủ lạnh.

- Sáng hôm sau, bạn chỉ cần lấy hộp cơm ra hâm lại với lò vi sóng hoặc hấp lại là có thể sử dụng được ngay.

Lưu ý, cơm đã để bên ngoài trên 6 tiếng hoặc bảo quản trong tủ lạnh hơn 24 tiếng thì không nên sử dụng. Bạn cũng cần nhớ rằng: không nên hâm, chiên hoặc làm nóng cơm quá 2 lần nếu không cơm sẽ bị hồ hóa và mất chất dinh dưỡng.

4. Cách hấp cơm

Cách bảo quản cơm nguội và hâm cơm đúng mà nhiều người vẫn chưa biết - Ảnh 4

- Hấp cơm cũ với cơm mới: tuyệt đối không được đảo đều phần cơm hấp với cơm mới. Tốt nhất nên ăn hết phần cơm hấp sau đó mới xới đều phần cơm mới nên để ăn, nếu vẫn thừa thì tiếp tục hấp lại để đề phòng trường hợp cùng một lượng cơm hấp đi hấp lại nhiều lần. Trừ trường hợp chắc chắn sẽ dùng hết cả cơm cũ và cơm mới thì chúng ta có thể sử dụng cách sau: Khi nồi cơm mới cạn, khoét một chút cơm mới vừa bằng chỗ cơm nguội. Tiếp theo đổ vào đó chút nước nóng và cho phần cơm nguội vào, sau đó lấy cơm mới vùi lấp lại. Cứ như thế, để cơm nhỏ lửa. Đối với nồi cơm điện thì dễ dàng hơn, chỉ cần cho cơm vào và bật lại nấc nấu (chú ý để cơm nức rồi hãy bật). Khi nào bốc hơi lên, nảy nấc là có được nồi cơm nguội vừa ngon vừa nóng hổi.

- Hấp bằng nồi cơm điện: Cho ít nước nóng vào nồi. Cơm nguội cũng cho vào nồi, đảo đều cơm với nước, bật nút nấu và chờ sau vài phút là ta đã có được nồi cơm nóng ngon như mới nấu.

- Hấp bằng lò vi sóng: Cho cơm nguội vào bát thủy tinh, lấy màng bọc thực phẩm bọc kín lại (không để màng bọc tiếp xúc trực tiếp với cơm) rồi cho vào nồi vi sóng, sau vài phút ta sẽ được bát cơm rất ngon mà không bị khô.

- Có thể cho cơm nguội vào xửng hấp bánh và đừng quên cho ít muối vào nước hấp là được.

- Ngoài ra, bạn có thể chế biến cơm nguội còn thừa thành món cơm chiên tỏi hoặc cơm chiên dương châu đầy hấp dẫn.

 

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT