Bệnh nhi được chẩn đoán viêm ruột nhiễm trùng, xuất huyết tiêu hóa, điều trị thêm 7 ngày với kháng sinh, truyền hồng cầu lắng. Tình trạng tiêu phân đen vẫn còn, ói vài lần ra dịch xanh nên chuyển trẻ lên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Theo thông tin từ VTV, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) vừa tiếp nhận bé gái 3 tháng tuổi, ở Kiên Giang, được bệnh viện địa phương chuyển với chẩn đoán viêm ruột nhiễm trùng. Trước đó, bệnh nhi đã được cho đi khám bác sĩ tư với chẩn đoán tiêu chảy nhiễm trùng, điều trị thêm 8 ngày, hết sốt nhưng vẫn còn đi ngoài phân đen, lỏng 3-4 lần/ngày.
Sau đó, mẹ bệnh nhi thấy da và môi bệnh nhi tái nhợt nên đưa đến khám tại bệnh viện huyện, được sơ cứu chuyển lên bệnh viện tỉnh. Tại đây, bệnh nhi được chẩn đoán viêm ruột nhiễm trùng, xuất huyết tiêu hóa, điều trị thêm 7 ngày với kháng sinh, truyền hồng cầu lắng. Tình trạng tiêu phân đen vẫn còn, ói vài lần ra dịch xanh nên chuyển trẻ lên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Bệnh nhi được đưa vào viện trong tình trạng sốc, mạch nhanh, huyết áp khó đo, da xanh tái, Hct chỉ còn 14% (bình thường Hct ở tuổi này 28-32%). Bệnh nhi được chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột, nhiễm trùng huyết, điều trị truyền dịch chống sốc, truyền máu, huyết tương tươi động lạnh, tiểu cầu, kết tủa lạnh, kháng sinh.
Sau đó, các bác sĩ tiến hành hội chẩn toàn viện và đưa ra chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa dưới kéo dài, chưa loại trừ do viêm túi thừa meckel, đề nghị nội soi tiêu hóa, ổ bụng thám sát. Trong quá trình nội soi qua đường miệng vào ống tiêu hóa trên và tiêu hóa dưới, ghi nhận niêm mạc viêm sung huyết, phù nề, có nhiều giun. Các bác sĩ kết luận bệnh nhi bị viêm phù nề niêm mạc dạ dày - tá tràng - đoạn cuối hồi tràng, nhiễm giun.
Theo thông từ VTC news, sau đó, trẻ được chuyển khoa hồi sức ngoại tiếp tục điều trị hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn, truyền máu, chế phẩm máu, kháng sinh, vitamin K1 và thuốc xổ giun albendazole.
Sau hơn một tuần điều trị trẻ tỉnh táo, hồng hào, hết xuất huyết tiêu hóa, cai máy thở, bú khá. Trước đó trẻ được cho bú sữa bằng nước sông lắng phèn, không được đun sôi, nên bác sĩ nghi ngờ trứng giun xâm nhập từ đây.
Bệnh giun sán là vấn đề nghiêm trọng với >sức khỏe, trẻ em dễ bị nhiễm giun hơn do hiếu động hay lê la trên sàn nhà, rồi đưa tay vào miệng hoặc có khi đánh rơi đồ xuống đất rồi lại nhặt lên ăn. Hiện trên 100 loại giun tròn và 140 loại sán khả năng gây bệnh cho người. Tỷ lệ nhiễm giun sán cũng rất cao, nhiều trường hợp gây biến chứng nguy hiểm như thiếu máu nặng do giun móc, giun chui ống mật, tắc ruột do giun, viêm tắc đường mật do sán lá gan nhỏ, ho ra máu do sán lá phổi, áp xe gan do sán lá gan lớn, viêm não, màng não có bạch cầu ái toàn tăng do giun tròn. Hầu hết giun sán không gây được miễn dịch bảo vệ, nên sau khi khỏi người bệnh vẫn bị tái nhiễm.
Các bệnh do giun, sán ký sinh làm cho trẻ bị suy >dinh dưỡng, thiếu máu, ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ. Hầu hết các trẻ bị nhiễm giun, sán đều nhẹ cân hơn so với trẻ cùng lứa tuổi. Những trẻ bị nhiễm giun, sán với số lượng nhiều sẽ bị ảnh hưởng đến việc học tập do không đủ sức khỏe để đi học và thường xuyên bị mất tập trung trong lúc học tập do các tác hại của bệnh nhiễm giun.
BS khuyên cha mẹ lưu ý >chăm sóc con em mình kỹ lưỡng, ăn chín, uống chính, rửa tay khi chế biến thức ăn, vệ sinh, đảm bảo trẻ không bị lây nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng.