Hoạt động thể chất thường xuyên cần kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng, dùng thuốc và theo dõi lượng đường trong máu, để người mắc bệnh tiểu đường có kết quả điều trị tốt nhất. Mặc dù các chuyên gia sức khỏe chỉ khuyên bệnh nhân tiểu đường nên đi bộ từ 30-45 phút mỗi ngày, thực tế có những con số mà họ nên tuân theo để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Bắt đầu với 5000 bước đi bộ

Đi bộ là một hình thức tập thể dục rất hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường. Đi bộ cường độ cao sẽ giúp người bình thường kiểm soát tình trạng tăng cân và tăng cường sức bền của tim mạch, dẫn đến giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Theo Đại học Y khoa Thể thao Mỹ và Hiệp hội Tiểu đường Mỹ nói rằng việc đi bộ 30 phút trong ít nhất 5 ngày mỗi tuần sẽ giúp kiểm soát tốt nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.

Mục tiêu phải đạt là ítCác phát hiện cho thấy rằng đi bộ 5 phút sau mỗi 30 phút có khả năng làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và chỉ số huyết áp nhất 10.000 bước trong mỗi lần đi bộ. Nhưng thực tế người ta có thể bắt đầu với việc đi bộ tối thiểu 5000 bước mỗi ngày.

Ảnh minh họa: Internet

Xen kẽ hợp lý các đợt đi bộ ngắn

Các phát hiện cho thấy rằng đi bộ 5 phút sau mỗi 30 phút có khả năng làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và chỉ số huyết áp

 Trong nghiên cứu do giáo sư, tiến sĩ Keith Diaz, bác sĩ sinh lý học thể dục tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia (Mỹ), dẫn đầu, những người tham gia ngồi trên ghế trong 8 giờ như nhân viên văn phòng và thường xuyên có những lần đứng lên đi bộ ngắn, theo 5 thử nghiệm sau:

Đi bộ 1 phút sau mỗi 30 phút ngồi

Đi bộ 1 phút sau mỗi 60 phút

Đi bộ 5 phút sau mỗi 30 phút

Đi bộ 5 phút sau mỗi 60 phút

Hoàn toàn không đi bộ.

Ảnh minh họa: Internet

Sau khi thí nghiệm hoàn thành, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đi bộ trong 5 phút sau mỗi 30 phút mang lại lợi ích sức khỏe tốt nhất, chủ yếu giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và huyết áp.

Kết quả cho thấy đi bộ kiểu này giúp giảm 60% lượng đường trong máu tăng đột biến và giảm mức huyết áp cao khoảng 4 - 5 mmHg so với những người ngồi cả ngày, theo Express.

 Mặc dù “cứ 30 phút lại đứng lên đi bộ 5 phút” nghe có vẻ không thực tế, nhưng kết quả này cho thấy đi lại thường xuyên, mỗi lần một chút - trong ngày làm việc cũng có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ tăng đường huyết và huyết áp cao, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các bệnh mạn tính khác.