Ở tuần thai kỳ thứ 38-40, cổ tử cung của mẹ sẽ mở, tạo điều kiện cho bé chào đời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cổ tử cung sẽ không mở theo dự tính, các bà mẹ cần biết các dấu hiệu cổ tử cung mở nhằm chủ động đến bệnh viện để được hỗ trợ y tế kịp thời.
Cổ tử cung mở báo hiệu mẹ sắp chuyển dạ sinh con, việc cổ tử cung mở sớm hay mở quá muộn đều có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Do đó, việc xác định các dấu hiệu cổ tử cung mở là vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai.
Cổ tử cung mở với 4 giai đoạn:
Việc mở cổ tử cung diễn ra vào khoảng tuần thứ 38 – 40 của thai kỳ. Tuy nhiên, một số sản phụ có thể xuất hiện tình trạng cổ tử cung mở sớm.
Cổ tử cung mở sớm thường xuất hiện ở những bà mẹ có tử cung yếu, nhạy cảm. Đây có thể là biến chứng từ việc phẫu thuật tử cung, tổn thương trong quá trình nạo phá thai, sảy thai và các dị tật tử cung bẩm sinh.
Cổ tử cung mở sớm có tỉ lệ 1/100 ở các bà mẹ và là nguyên nhân chính dẫn đến sảy thai trong giai đoạn từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ.
Ở tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 thai kỳ, các bà mẹ sẽ cảm thấy đau lưng, gò nhẹ ở bụng, âm đạo tiết dịch nhiều và loãng, xương chậu cảm giác bị chèn. Đây là những triệu chứng thai kỳ khá thường gặp. Tuy nhiên, đó cũng là những dấu hiệu tử cung mở sớm mà không phải >mẹ bầu nào cũng biết. Nếu thấy các hiện tượng này, các bà mẹ nên đi thăm khám để được các bác sĩ tư vấn.
Thông thường phương pháp khâu vòng tử cung sẽ được sử dụng cho bà mẹ có cổ tử cung mở sớm. Đây là phương pháp khá an toàn và chi phí hợp lý, phù hợp với hầu hết các bà mẹ.
Với các bà mẹ có tiền sử bị sảy thai, sinh non, cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt khi phát hiện có bầu để phòng tránh cổ tử cung mở sớm. Trường hợp cổ tử cung quá yếu, nên nghỉ ngơi hoàn toàn, không làm việc kể cả việc nhẹ như rửa rau, giặt quần áo,... để đảm bảo an toàn cho em bé, phòng tránh việc sảy thai.
Trước khi tiến hành kiểm tra độ mở cổ tử cung, cần thăm khám bác sĩ để chắc chắn thai kỳ của bạn là an toàn, có thể tự kiểm tra độ mở cổ tử cung tại nhà. Rửa sạch tay bằng các dung dịch sát khuẩn, xà phòng và cắt móng tay để tránh viêm nhiễm và làm xước âm đạo.
Để cơ thể ở tư thế thoải mái nhất, có thể là nằm trên giường và mở rộng hai chân, ngồi xổm trên sàn nhà hoặc ngồi trên bồn cầu với 1 chân đặt lên bệ ngồi.
Sử dụng ngón trỏ và ngón giữa để kiểm tra cổ tử cung, hướng lòng bàn tay lên trên và mu bàn tay đối diện cột sống, nghiêng ngón tay hướng ra phía sau. Nếu thấy khó chịu, hãy rút tay ra.
Đưa ngón tay vào âm đạo và đẩy sâu đến khi sờ thấy cổ tử cung, bạn sẽ có cảm giác có nhiều nếp nhăn, nên đẩy từ từ và nhẹ nhàng, không chọc ngón tay để tránh chảy máu. Khi cổ tử cung mở, có thể sờ thấy một quả bóng cao su chứa đầy nước, đó là túi nước ối chứa thai nhi.
Sử dụng một ngón tay để kiểm tra ban đầu đối với cổ tử cung, nếu có thể lồng dễ dàng thì sử dụng ngón tay thứ hai để xác định độ mở cổ tử cung. Tiếp tục sử dụng các ngón tay khác đưa vào âm đạo cho đến khi cảm thấy khó chịu. Số ngón tay có thể đưa vào tử cung tương ứng với độ giãn của cổ tử cung.
Một ngón tay sẽ tương ứng với độ giãn nở là 1cm. Cổ tử cung mở 5cm tương ứng với 5 ngón tay, khi đó bạn sẽ cảm thấy bề mặt khá trơn nhẵn. Nếu cổ tử cung giãn nở hơn 3cm thì quá trình chuyển dạ bắt đầu. Trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung sẽ đàn hồi và giãn nở. Khi cổ tử cung mở 10cm là lúc bé sẵn sàng được sinh ra.
Trong trường hợp chưa đến ngày dự sinh hoặc chưa đủ tháng mà cổ tử đã giãn nở trên 3cm, cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phòng trừ trường hợp cổ tử cung mở sớm và sảy thai.
Cổ tử cung cần được mở ra để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh con. Cổ tử cung sẽ bắt đầu mở khoảng 1cm và tăng dần kèm theo các cơn co thắt với tần suất 10 – 20 phút/lần. Khi độ giãn của cổ tử cung đạt mức lớn nhất, cổ tử cung sẽ rút ngắn lại để em bé gần âm đạo hơn. Cổ tử cung mở 10cm là lúc em bé sẵn sàng được sinh ra.
Độ mở của cổ tử cung phụ thuộc vào cơ địa của mỗi bà mẹ và việc sinh con đầu lòng hay hay sinh các bé tiếp theo. Cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng là hoàn toàn bình thường. Thông thường, với các bà mẹ sinh con rạ, cổ tử cung có thể mở sẵn từ 1-2cm mà không đau bụng.
Nếu cổ tử cung đã mở lớn nhưng mẹ vẫn không đau bụng, cần đến gặp bác sĩ để có phương án giải quyết kịp thời. Phương pháp thường được bác sĩ sử dụng là dùng thuốc co cơ để đẻ theo chỉ định. Đặc biệt, nếu thai quá 40 tuần mà chưa có các dấu hiệu đau bụng chuyển dạ, cần nhanh chóng đến bệnh viện để tránh việc thai quá già và cạn nước ối.
Trong một số trường hợp, đến ngày dự sinh dự kiến một số bà mẹ vẫn chưa mở cổ tử cung. Đây có thể là do bé vẫn chưa sẵn sàng được chào đời. Trong trường hợp mẹ cảm thấy đau bụng quá 16 tiếng và rỉ nước ối nhưng cổ tử cung chưa mở, cần đến bệnh viện kiểm tra.
Cổ tử cung không mở có thể do một số nguyên nhân sau:
Đối với các sản phụ mang thai 38-40 tuần nhưng cổ tử cung không mở, có thể thực hiện các biện pháp kích thích chuyển dạ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Các mẹ nên đi bộ chậm rãi và hạn chế ngồi một chỗ. Đi bộ sẽ giúp thai nhi di chuyển xuống dưới vùng xương chậu, giúp các cơn co thắt giãn nở cổ tử cung đến nhanh hơn, giúp cổ tử cung nhanh mở.
Khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu có thể uống nước lá tía tô và ăn dứa để thúc đẩy quá trình chuyển dạ.
Ngâm mình trong nước ấm cũng là một cách> giúp cổ tử cung mở nhanh hơn và giảm co thắt, giảm đau. Tuy nhiên, cần thực hiện ngâm mình dưới sự giám sát của hộ sinh vì quá trình sinh nở có thể diễn ra quá nhanh mà chưa có sự chuẩn bị.
Nếu đến tuần thứ 40 mà cổ tử cung vẫn không mở, các bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc giục sinh. Nếu việc sử dụng thuốc giục sinh vẫn không có tác dụng, sản phụ cần được chuyển sang sinh mổ.
Với một số bà mẹ, cổ tử cung có thể mở từ 3-4cm nhưng chưa vỡ ối, để giúp quá trình sinh nở nhanh hơn, các bác sĩ sẽ tiến hành làm vỡ ối.
Để chuẩn bị cho quá trình sinh nở thật tốt, các bà mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu cổ tử cung mở, theo dõi tình trạng mở của cổ tử cung hàng ngày, nhất là trong những tuần cuối thai kỳ để có thể chuẩn bị cho bất kỳ trường hợp nào.