Nhiều mẹ chọn sử dụng sữa công thức cho bé, nhưng lại chưa biết cách cách bảo quản sữa công thức đã pha thích hợp. Điều này rất nguy hiểm vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa và sức khỏe của bé. Cụ thể những thông tin cần biết sẽ được phân tích kỹ trong bài viết sau.
- Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình: 8 loại bệnh lý không ngờ tới!
- 8 Cách giải quyết tức thì cho trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi
Bạn đang dùng sữa công thức cho bé nhà mình? Vậy bạn đã biết cách bảo quản sữa công thức đã pha, cách bảo quản sữa hộp đã mở nắp, hay cách pha sữa và cho bé uống sữa thích hợp chưa? Nếu chưa thì hãy tìm hiểu ngay những thông tin quan trọng dưới đây ngay thôi.
Sữa công thức là gì? Có nên dùng sữa công thức?
Với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển toàn diện cả về mặt thể chất và tư duy, tuy nhiên nhiều mẹ bầu không có sữa cho em bé bú hoặc các mẹ quá bận rộn không thể sắp xếp thời gian cho con bú thì buộc phải dùng tới các loại sữa công thức khác để bổ sung thêm bữa ăn.
Sữa công thức là một loại sữa bột dành riêng cho trẻ em, tùy thuộc vào độ tuổi và sự phát triển của em bé mà có những loại sữa bột thích hợp để dùng. Thành phần của những loại sữa này bao gồm chủ yếu là các công thức mô phỏng chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ, vì vậy chúng có thể sử dụng thay sữa mẹ để bổ sung dưỡng chất cho bé. Một vài gia đình sử dụng sữa công thức để thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ, vì nhiều loại sữa chất lượng không chỉ cung cấp các dưỡng chất cần thiết mà còn bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng khác.
Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên sử dụng các loại sữa công thức trong trường hợp không có sữa mẹ, hoặc trong những tình huống bất đắc dĩ khác. Vì tuy loại sữa này rất hữu ích, nhưng sữa mẹ sẽ luôn đem lại các hiệu quả tốt nhất cho sự phát triển của bé. Một vài khảo sát chỉ ra rằng những trẻ bú sữa mẹ tự nhiên đa phần có sức khỏe thể chất và tinh thần đảm bảo hơn sử dụng hoàn toàn sữa công thức.
Cách pha sữa công thức thích hợp
Lấy một lượng sữa công thức và lượng nước theo hướng dẫn riêng của từng loại sữa. Thường thì với từng độ tuổi bé sẽ nên dùng các loại sữa công thức tương ứng, mà mỗi loại sữa này có một công thức pha riêng, bạn nên tìm hiểu các hướng dẫn pha cụ thể trên vỏ hộp sữa hay trên các trang thông tin của hãng sữa.
Sau khi lấy được lượng sữa vừa đủ, bạn cũng chuẩn bị một khối lượng theo hướng dẫn chi tiết của loại sữa đó. Nhưng lưu ý nên chuẩn bị ½ là nước sôi và ½ là nước nguội. Nên trộn từ từ nước nguội vào nước sôi để có nhiệt độ thích hợp nhất. Nếu bạn dùng hoàn toàn nước nóng sữa sẽ tan rất dễ. nhưng trẻ không thể bú được sữa quá nóng và bạn buộc phải chờ sữa bớt nóng, sẽ khá lâu nếu bạn đang vội. Và với sữa quá nóng để trong các loại bình chứa bằng nhựa sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Còn nếu bạn dùng nước quá nguội thì sữa sẽ không tan được hết, mùi vị cũng không ngon và có bột lợn cợn rất khó dùng. Nên cần đặc biệt quan tâm tới nhiệt độ của nước khi pha sữa.
Sau khi đã pha xong rồi thì đổ sữa vào bình và cho bé bú từng chút một, công đoạn pha sữa này không hoàn toàn quá khó như nhiều mẹ vẫn tưởng, quan trọng là liều lượng sữa và nước phải thích hợp với độ tuổi của bé là được.
Sữa công thức để trong bình ủ được bao lâu?
Với những mẹ quyết định sử dụng sữa công thức song song với sữa mẹ hoặc thay thế hoàn toàn sữa mẹ sẽ thường rất quan tâm tới việc bảo quản sữa công thức. Thông thường các mẹ thường pha sau đó cho vào bình có núm để bé bú, vì như vậy rất tiện lợi. Nhưng khi lưu trữ như vậy bạn cần quan tâm tới các cách bảo quản và thời gian sử dụng sữa bình này. Cụ thể, khi pha sữa công thức để trong bình, thời gian có thể sử dụng tới khi sữa bị hỏng là:
Nếu để ở môi trường bên ngoài thì thời gian để được trung bình là 2 giờ, với điều kiện nóng trên 26 độ C thời gian bảo quản sẽ giảm xuống. Nếu để sữa pha này trong ngăn mát tủ lạnh sẽ giữ được tới 24h, nếu để trong ngăn đá tủ lạnh thời gian có thể tăng lên tới một vài ngày. Nhưng để sữa quá lâu sẽ không tốt, và trước khi cho bé bú bạn cần phải hâm nóng lại. Tốt nhất không nên để bé dụng sữa đã để quá 2 giờ, vì sau thời gian này chất lượng sữa đã đi xuống, nếu bảo quản không cần thận có thể mắc thêm nhiều lại vi khuẩn nguy hiểm gây hại cho bé.
Lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản sữa công thức đã pha
- Để bảo quản tốt sữa công thức, bạn hãy chú ý những điều sau đây:
- Không cho trẻ dùng lại sữa đã bú.
- Không dùng sữa sau khi để bên ngoài quá 2 giờ.
- Không dùng sữa đã để quá 24 giờ trong tủ lạnh.
- Có thể bỏ sữa vào bình ủ sữa để bảo quản tốt hơn.
- Đọc hướng dẫn pha và bảo quản được in trên vỏ sữa để biết cách bảo quản sữa công thức pha sẵn chính xác với từng hãng sữa.
- Nên sử dụng sữa đã mở nắp trong vòng một tháng, quá thời gian đó không nên sử dụng nữa.
- Nhiệt độ thích hợp nhất để bảo quản sữa là dưới 25 độ C, nên bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát, không có các nguồn nhiệt hoặc nguồn ẩm trực tiếp tác động.
- Không nên cho bé bú sữa quá lạnh, nên hâm nóng lại trước khi sử dụng. Nên sử dụng máy hâm sữa, nhúng bình sữa vào nước ấm hơn là cho sữa vào lò vi sóng.
Các lưu ý khi pha sữa công thức
Khi pha sữa công thức, để có được lượng sữa tốt nhất các mẹ cũng nên lưu ý những điều hết sức quan trọng sau:
Rửa tay và vệ sinh các dụng cụ pha sữa kỹ càng trước khi thực hiện thao tác pha sữa công thức.
Dùng muỗng sạch để múc sữa ra, không dùng muỗng bị bẩn, bị ướt hay dính những đồ ăn phức tạp trước đó.
Nên tham khảo công thức pha sữa chi tiết của loại sữa bé đang sử dụng, không tự ý pha theo sở thích hay thay đổi công thức pha.
Không nên cho thêm những thành phần khác vào trong sữa công thức, chỉ nên pha thuần sữa, hoặc chỉ cho thêm khi loại sữa đó cần thiết phải có các thành phần phụ trợ khác. Hoặc chỉ nên cho thêm khi có sự hướng dẫn và cho phép cụ thể của các bác sĩ chuyên khoa.
Cách bảo quản sữa hộp đã mở nắp
Bên cạnh việc bảo quản sữa công thức đã pha, các mẹ cũng nên chú ý tới việc bảo quản phần sữa hộp đã mở nắp, vì lượng sữa bột còn trong hộp này cũng rất dễ hỏng nếu không được bảo quản thích hợp. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa ngang bằng với việc giữ gìn sữa đã pha.
Khi đã mở nắp hộp sữa bột, bạn chỉ nên sử dụng tối đa trong 1 tháng, cụ thể hơn là từ 20-30 ngày. Nếu hộp sữa quá lớn thì hãy chia nhỏ lượng sữa ra vào những hộp nhỏ hơn, ước lượng phần sữa cần dùng trong một tuần để chia nhỏ. Phần còn lại đật nắp kín và để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh các nguồn nhiệt và nguồn ẩm trực tiếp. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản sữa hộp đã mở nắp là dưới 25 độ C.
Nếu không được bảo quản đúng cách, lượng sữa bột còn lại sẽ nhanh chóng xuống cấp hoặc nhiễm khuẩn. Để nhận biết các dấu hiệu của sữa đã xuống cấp, nhiễm khuẩn, bạn hãy quan sát phần sữa đó để xem chúng có các biểu hiện như vón cục, đổi màu, xuất hiện các vùng màu sắc bất thường, thay đổi mùi,…hay không. Nếu có thì khả năng cao sữa bột này đã bị hỏng, tuyệt đối không nên dùng loại sữa này cho bé.
Trên đây là những thông tin cần biết trong quá trình sử dụng sữa bột và hướng dẫn các cách bảo quản sữa công thức đã pha cần biết. Hy vọng sau khi đọc bài viết này bạn đã biết thêm những hiểu biết hữu ích để chăm sóc tốt cho bé yêu nhà mình. Chúc bạn và bé luôn mạnh khỏe!