Nếu bạn muốn bé có sự phát triển tốt nhất, đừng để bé tự do lớn lên mà cần có những cách dạy trẻ 1 tuổi thông minh, hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây để có thêm hiểu biết cần thiết cho mình nhé.

Khánh Nhi 06:19 31/01/2020

Để bé có sự phát triển tốt nhất về thể chất và tư duy, bạn cần dạy cho bé rất nhiều thứ như các thói quen tốt, các nề nếp cần thiết, các cách tư duy tích cực,…Điều này khiến các cặp phụ huynh bối rối và không biết bắt đầu thế nào, để giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về vấn đề này, chúng tôi xin phân tích những cách >dạy trẻ 1 tuổi thông minh nên được sử dụng dưới đây, mời các bạn cùng theo dõi nhé.

Cách dạy trẻ 1 tuổi thông minh

Dạy trẻ cách chào hỏi, nói chuyện lễ phép

Bước vào giai đoạn 1 tuổi, bé đã biết nói, độ thành thạo tùy thuộc vào sự phát triển và khả năng ngôn ngữ của riêng từng bé, nhưng nhìn chung các bé đã có khả năng giao tiếp cơ bản ở khoảng thời gian này rồi. Chính vì vậy, việc dạy và chỉnh sửa những cách chào hỏi hay phép nói chuyện lễ phép là rất cần thiết. Nếu không giúp bé hình thành các thói quen giao tiếp ngay từ khi mới biết giao tiếp ngôn ngữ thì sau này sẽ khó sửa và tạo thành nếp hơn. Vì vậy, đây là điều được ưu tiên hàng đầu trong những cách dạy con 1 tuổi của người Nhật Bản.

Để bắt đầu hình thành thói quen này, khi nói chuyện với các thành viên trong gia đình, bạn cố gắng giúp bé chỉnh các câu nói của mình, thêm các từ thưa gửi dạ vâng vào các câu nói. Khi bé nói thiếu thì nhắc nhở và sửa lại cho bé biết cách đúng sai. Khi bố mẹ hay người thân đi đâu về, dạy bé chào mọi người. Tương tự khi gặp người khác cũng dặn bé phải chào hỏi mọi người lễ phép, biết cảm ơn và xin lỗi khi cần thiết.

Đặc biệt cần chú ý tới việc dạy bé biết cảm ơn và xin lỗi, vì việc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới góc nhìn cuộc sống của bé. Những bé không biết nói cảm ơn và xin lỗi sau này sẽ dễ mắc phải những trục trặc trong việc thể hiện lòng biết ơn và sự hối lối hơn. Vì vậy ngay từ lúc nhỏ bạn cần giáo dục bé phải biết nói cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, cho quà và cần phải nhận lỗi khi bản thân sai.

Trẻ 1 tuổi và sự giao tiếp với xung quanh - Ảnh minh họa: Internet

Dạy bé các nếp sinh hoạt

Ở giai đoạn này, trẻ đã không còn non nớt như trước đó và đã có thể thực hiện những hoạt động sinh hoạt đơn giản rồi. Vì vậy bạn hãy dạy bé về những nề nếp sinh hoạt cần phải có, ví dụ như dạy bé gấp quần áo, tự chải tóc, tự mặc quần áo,…Hay chỉ bé cách giúp người nhà thực hiện những công việc nhỏ trong sinh hoạt như lau bàn, xếp gọn giày dép, nhặt vỏ bánh kẹo,…

Việc dạy bé những nếp sinh hoạt từ sớm sẽ giúp bé có tác phong độc lập, tự chủ sớm hơn. Đồng thời cũng khiến bé có nhận thức về việc sinh hoạt ngăn nắp, cẩn thận, biết chú ý và giúp đỡ mọi người. Đặc biệt khuyến khích bé làm những thứ có thể tự làm được và cỗ vũ khích lệ tinh thần để bé có động lực phát huy.

Bé được dạy cách tự đánh răng - Ảnh minh họa: Internet

Nhắc bé biết quan tâm, chú ý tới mọi người

Có thể một số vị phụ huynh sẽ cho rằng dạy bé 1 tuổi điều này là hơn sớm, nhưng chính vì khi bé còn nhỏ và dễ giáo dục, những điều này sẽ đem lại tác dụng tốt hơn. Nhiều người thường nghĩ rằng trở thành một người tinh tế rất khó, nhưng nếu ngay từ nhỏ bạn dạy trẻ biết quan tâm, chú ý và không làm phiền mọi người thì sau này bé sẽ có ý thức hơn về việc cư xử lịch sự và văn minh với những người xung quanh.

Hãy chỉ bé từ những việc nhỏ nhất như tắt đèn khi thấy ông bà muốn đi ngủ, bước đi nhẹ nhàng để không làm ồn, thấy bố mẹ làm việc thì không bật tivi to tiếng, thấy mọi người buồn thì biết an ủi,…Từ những hành động đơn giản này thôi nhưng dần dần sẽ khiến bé trở thành người tinh tế biết quan tâm tới xung quanh.

Cần dạy bé biết quan tâm tới xung quanh - Ảnh minh họa: Internet

Để bé và gia đình được giao lưu, chia sẻ với nhau

Nhiều gia đình gặp khó khăn trong việc bộc lộ suy nghĩ với nhau, thậm chí không biết làm thế nào để thấu hiểu và chia sẻ với nhau. Qua việc cùng trẻ rèn thói quen tập lắng nghe và chia sẻ với nhau, sau này mối quan hệ giữa bé và gia đình sẽ thân thiết, sâu sắc hơn. Đồng thời, trong các mối quan hệ của cuộc sống sau này, bé cũng sẽ biết cách thấu hiểu và nắm bắt tâm tư của những người xung quanh tốt hơn.

Rèn cho bé thói quen học tập

Không phải đứa trẻ nào cũng thông minh và có thể nắm bắt mọi kiến thức để trở thành thiên tai. Nhưng nếu bạn dạy trẻ về việc chăm chỉ và giữ các thói quen học tập thì sẽ có ích cho bé hơn. Hãy tập cho trẻ các thói quen ngồi tập đọc những quyển sách thiếu nhi, tập viết một vài chữ đơn giản, hay làm quen với việc vẽ tranh,…

Mỗi ngày hãy nhắc bé dành một khoảng thời gian để rèn luyện trí tuệ, không nên quá nhiều, nhưng cần cố định và đều đặn mỗi ngày. Có thể là vào mỗi buổi tối sau khi ăn cơm, tập vẽ tranh khoảng 10 phút, hoặc bố mẹ dạy bé những phép tính đơn giản. Lâu dần nó sẽ hình thành các thói quen về việc học ở bé, nhưng cần nhớ là không ép uổng bé, mà cần tìm những cách khéo léo và tự nhiên nhất, ví dụ như dùng ngón tay để dạy bé làm tính cộng, chơi những trò chơi ngôn ngữ để dạy bé dùng từ,…

 

Một bé tập thói quen tự ăn - Ảnh minh họa: Internet

Hạn chế dùng điện thoại, tivi, máy tính,...

Những thiết bị thông minh như điện thoại, tivi, ipad gây những ảnh hưởng không tốt tới thị lực của bé, đồng thời khiến bé có sự phát triển không lành mạnh. Theo một vài nghiên cứu, những bé sử dụng thiết bị thông minh kể trên từ sớm dễ bị các chứng như rối loạn ngôn ngữ, rối loạn tâm lý, mắc các tật khúc xạ,…hơn bình thường. Nên hãy tìm cách hạn chế tối đa việc cho bé dùng các thiết bị thông minh này nhé.

Dạy bé về cảm xúc và sự tích cực

Điều này mới đọc qua có vẻ hơi mơ hồ nhưng sẽ rất giúp ích cho trẻ, nhất là trong thời kỳ các vấn đề về tâm lý diễn ra ngày càng nhiều như hiện nay. Việc dạy bé về cảm xúc và sự tích cực không quá phức tạp như các vị phụ huynh vốn tưởng, nó có thể bắt đầu từ những việc rất nhỏ. Ví dụ như tập cho bé các thói quen tạo sự ấm áp và hạnh phúc như thơm bố mẹ trước khi ra khỏi nhà, chào hỏi và ôm bố mẹ khi về nhà, cho bé soi gương và làm những biểu cảm khác nhau (thiên về tích cực) như mỉm cười, biểu cảm ngạc nhiên, biểu cảm bất ngờ, biểu cảm hãnh diện,…

Bạn hãy dạy bé cười và cảm thấy vui vì những thứ tích cực nho nhỏ. Đồng thời, thái độ của bố mẹ cũng sẽ là tấm gương cho bé soi chiếu, nếu bố mẹ thường xuyên có thái độ và cách hành xử tiêu cực, bé sẽ rất bị ảnh hưởng, nên cần chú ý cả về vấn đề này.

Nên hướng bé tới những cảm xúc tích cực - Ảnh minh họa: Internet

Cho bé tiếp xúc với thế giới xung quanh

Nhiều cặp cha mẹ ngại bé còn nhỏ nên ít cho bé tiếp xúc với thế giới xung quanh, nhưng việc này là không nên. Không chỉ cho bé tiếp xúc với mọi người, mà cần cho bé làm quen với thiên nhiên và môi trường sống quanh bé. Đừng vì lo ngại bụi bẩn mà không cho bé tiếp xúc với thiên nhiên, hãy cho bé chơi trong những công viên nhiều cây cối, chỉ cho bé biết tên các thứ cây, cho bé chạm vào chúng, ngửi hương thơm của chúng,…Như vậy sẽ tốt hơn cho sự phát triển nhận thức và cả thể chất của bé.

Hãy cho bé tiếp xúc với thế giới xung quanh - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là những cách dạy trẻ 1 tuổi thông minh thường được những cặp cha mẹ thành đạt áp dụng. Hy vọng những điều cần dạy cho bé 1 tuổi kể trên đã cung cấp thêm cho bạn các hiểu biết cần thiết để nuôi dạy bé yêu tốt hơn. Chúc bạn và bé luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!

Khánh Nhi | Theo Phụ nữ sức khỏe