Trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt có thể xuất phát do nhiễm khuẩn đường ruột và rất nhiều nguyên nhân nghiêm trọng, đừng chủ quan mà bỏ qua những thông tin sau.
- Bà bầu có ăn được dứa không? Cách tránh 3 tác hại nguy hiểm
- Cảnh báo nguyên nhân gây ù tai khi mang thai nghiêm trọng!
Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt diễn ra rất phổ biến khiến nhiều cặp cha mẹ lo lắng và muốn tìm hiểu về vấn đề này. Đây tưởng chừng là vấn đề nhỏ nhưng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân nghiêm trọng. Vậy nên các vị phụ huynh cần có cái nhìn thật tường tận để bảo vệ bé trước các dấu hiệu xảy ra. Cùng tìm hiểu những thông tin chính xác trong bài viết dưới đây nhé.
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt có sao không?
Thông thường ở trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa còn non yếu nên việc đi ngoài khoảng 5-7 lần trong ngày là bình thường. Phân của bé khỏe mạnh sẽ màu vàng sậm, có độ sệt. Nếu bé dùng sữa công thức thay cho sữa mẹ, phân sẽ loãng và có màu nhạt hơn, số lần đi đại tiện chỉ khoảng 2-3 lần/ngày.
Khi các mẹ quan sát thấy màu sắc và tính chất phân có sự thay đổi, hệ tiêu hóa của bé đang bị ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân nhất định. Có những nguyên nhân rất đơn giản, nhưng cũng có thể đây là biểu hiện của những chứng bệnh như viêm đường ruột, hội chứng kém hấp thu, dị ứng,... Cần làm rõ để có cách thức khắc phục ngay, tránh để lâu dẫn tới các tình trạng nguy hiểm.
Các hiện tượng đi ngoài ra bọt phổ biến nhất
- Trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt vàng: Đây là tình trạng phần của trẻ có màu vàng và xuất hiện những bọt vàng đi kèm.
- Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhầy: Trường hợp này phân của trẻ có bọt nhầy đi kèm với 3 loại tính chất khác nhau là: phân xanh sẫm, phân cứng lẫn máu nhầy, phân bã đậu màu xanh. Hầu hết loại tình trạng này đều xuất phát từ những nguyên nhân khá nghiêm trọng nên bạn cần đặc biệt chú ý.
Tại sao trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt?
Hệ tiêu hóa còn non yếu
Vì các bé còn đang trong độ tuổi rất nhỏ, có thể cấu trúc chưa hoàn thiện hết của đường tiêu hóa khiến cho quá trình hấp thụ chất vẫn còn khó khăn, gây ra tình trạng đi ngoài có bọt. Nếu bọt kèm theo chất nhầy thì có khả năng bé không tiêu hóa được hết đường trong sữa nên đào thải ra phân hoặc khiến ruột bị kích thích.
Nhiễm khuẩn đường ruột
Một nguyên nhân nguy hiểm gây ra chứng đi ngoài ra bọt của bé có thể là các viêm nhiễm từ vi khuẩn Shigella, Campylobacter, Salmonella, Staphylococcus, E. coli,…Những trường hợp xâm nhập khuẩn này có thể kéo theo các biểu hiện như sốt, ốm, chuột rút,…Để có thể kết luận chắc chắn và có phương án điều trị hiệu quả, các mẹ nên đưa bé tới các trung tâm ý tế đáng tin cậy để kiểm tra.
Các chứng dị ứng
Phổ biến nhất là dị ứng với sữa, khi protein trong sữa bị quá trình dị ứng đào thải ra ngoài khiến tình trạng phân bất thường xuất hiện hoặc các chứng dị ứng khác gây ra các biểu hiện kéo theo. Với nguyên nhân dị ứng, ngoài việc đi ngoài sủi bọt bé sẽ bị một vài vấn đề khác như đau bụng, phát ban, khó thở, choáng, trong phân lẫn máu,…
Chứng nóng trong
Chứng nóng trong là một nguyên nhân khác khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa của bé diện ra, tuy đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng để lâu sẽ khiến các quá trình trong cơ thể bé gặp khó khăn, bé cũng khó chịu và mệt mỏi.
Nếu mẹ bị nóng trong do các nguyên nhân khác nhau, đặc biệt vì dùng nhiều thuốc kháng sinh cũng có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng khi bú sữa mẹ. Vì vậy các mẹ cần hết sức lưu ý tới chế độ ăn của mình.
Chế độ ăn uống của mẹ
Vì đường ruột của bé còn rất nhỏ, nên dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên do khác nhau. Nếu mẹ ăn quá nhiều các thức ăn nhuận tràng thì nó sẽ ảnh hưởng tới sữa và khiến bé bị đi ngoài.
Viêm đại tràng
Do các hội chứng về viêm đại tràng có thể làm bé bị đại tiện ra bọt. Nguyên nhân này thường sẽ khiến phân mềm xuất hiện bọt, đầy hơi, mệt mỏi và bụng đau quặn từng cơn. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết đại tràng, quan sát thấy đi ngoài ra máu, tắc ruột, rối loạn đại tiện,…Vì vậy nếu không chắc chắn hãy đưa bé tới các trung tâm y tế để được khám xét và điều trị thích hợp.
Chứng kém hấp thu ở trẻ
Một vài bé bị mắc hội chứng khó hấp thu thức ăn, vì vậy triệu chứng đi ngoài ra bọt sẽ sảy ra khi thức ăn không được tiêu hóa hết. Để cải thiện và giải quyết vấn đề này, mẹ nên đưa bé tới những trung tâm y tế để thăm khám và chữa trị đúng cách, tránh những hệ quả kéo theo về sau.
Các cách chữa bé đi ngoài ra bọt
Cho bé uống đủ nước
Khi bé bị đi ngoài nhiều, tình trạng mất nước sẽ diễn ra, điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bé. Nên các mẹ nhớ phải cho bé uống nước bổ sung, tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức cũng được. Nhưng tuyệt đối không được để trẻ bị thiếu nước quá lâu.
Thay tã thường xuyên
Khi bị đi ngoài bất thường, bé sẽ rất khó chịu và quấy khóc. Không thay tã thường xuyên sẽ càng làm bé không thỏa mái, từ đó ảnh hưởng tới tâm lý của bé yêu. Có thể bé yêu sẽ trở nên cáu kỉnh và không hợp tác với các mẹ đâu. Đồng thời, để tã bẩn không thay cũng dễ khiến bé bị ngứa, nhiễm khuẩn,…Vậy nên cần đặc biệt chú ý tới khâu này, không được chủ quan.
Không dùng đường
Đường sẽ khiến tình trạng đi ngoài ra bọt trở nên nghiêm trọng hơn, vậy nên cần hạn chế các loại nước, sữa có nhiều đường để bé sớm khỏi.
Dùng men vi sinh, dung dịch bổ sung chất điện giải
Như đã phân tích phía trên, vì bé đang bị thiếu nước nên cần bổ sung thêm ngay. Bạn có thể dùng men vi sinh để cân bằng đường ruột và bổ sung hệ miễn dịch. Hoặc cho bé uống các chất bổ sung chất điện giải như Oresol, các dung dịch chanh muối, cam muối,…sẽ khiến cơ thể sớm ổn định và hệ tiêu hóa sớm hoạt động lại tốt hơn.
Chú ý tới chế độ ăn của mẹ
Khi bé đang bị đi ngoài có bọt, các mẹ nên hạn chế sử dụng các loại đồ ăn gây nóng trong, các loại thực phẩm dễ sinh hơi như bắp cải, cà chua,…Đồng thời không ăn những thứ quá cay, chua, các loại gia vị nặng mùi, nặng vị. Thêm vào đó, không ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, các loại đồ ăn có nguồn gốc từ sữa, các loại đồ ngọt và những loại thức uống có ga, chất kích thích.
Nên dùng sữa mẹ thay vì sữa công thức
Trong các tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của bé rất yếu, sử dụng các loại thức uống và thực phẩm từ bên ngoài có thể sẽ khiến bé khó chịu và khó hấp thu, gây ra những biểu hiện nghiêm trọng. Vậy nên các mẹ nên cho bé bú trong ít nhất 6 tháng đầu để bé có thể dễ dàng tiêu hóa và làm quen hơn.
Món ăn giúp cải thiện vấn đề
Những món ăn sau có thể giúp bé cải thiện tình trạng nếu vấn đề của bé do những nguyên nhân đơn giản gây ra.
- Gạo rang cà rốt: Cho gạo và cà rốt lên rang. Tiếp đó dùng hỗn hợp đó để đun nước, bỏ thêm một chút muối rồi cho bé dùng dần sẽ cải thiện được tình trạng đi ngoài ra bọt.
- Cháo chuối tiêu xanh: Tìm mua chuối tiêu còn xanh, lột bỏ lớp vỏ bên ngoài lấy phần lõi trắng, cho vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn rồi đem nấu cháo. Nếu bé chưa ăn được thì mẹ có thể ăn rồi cho bé bú.
- Cháo gạo lứt rang: Đem rang gạo lứt tới vàng rồi dùng gạo đó nấu cháo, nếu bé chưa ăn được thì mẹ có thể dùng sau đó cho bé bú sữa.
Các trường hợp nguy hiểm cần tới cơ sở y tế
- Trong phân có lẫn máu và nặng mùi
- Tình trạng đi ngoài có bọt diễn ra quá 2 ngày
- Đi ngoài sủi bọt kèm theo sốt cao, đau bụng quằn quại,…
- Mệt mỏi, mất nước nghiêm trọng
Trên đây là phân tích những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt và các cách chữa trị có ích. Hy vọng sau khi đọc bài viết này mọi người đã có thêm nhiều thông tin giá trị để chăm sóc bé yêu toàn diện nhất.
>>> Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng bất thường có sao không?