Không chỉ phần ruột bên trong nồi cần được vệ sinh, bạn cũng nên chú ý những bộ phận sau nếu sạch bong là mỗi tháng tiền điện sẽ giảm một nửa đấy!
Nồi cơm điện là vật dụng cần thiết và phổ biến trong mỗi gia đình. Khi sử dụng, bạn cần biết rõ các mẹo nhỏ sẽ giúp thiết bị bền và tiết kiệm điện tốt.
Đó chính là mâm nhiệt >nồi cơm điện, tức phần đĩa cứng đệm giữa đáy nồi và ruột nồi, được thiết kế hơi vồng theo một cung tròn. Đây là phần tạo nhiệt chính cho nồi để nấu chín cơm, cũng là một trong những bộ phận quan trọng quyết định tuổi thọ của nồi, chất lượng cơm nấu.
au một thời gian sử dụng, mâm nhiệt dễ bị dính cơm, bụi bẩn,… và rất ít khi được chú ý, vệ sinh. Tuy nhiên nếu mâm nhiệt bị bẩn thì khi nấu cơm có thể xuất hiện mùi khét lạ, nấu cơm lâu hơn, không ngon và tốn điện hơn. Do đó việc vệ sinh mâm nhiệt của nồi cơm điện thường xuyên là việc làm rất cần thiết.
Mâm nhiệt có nhiều đường vân khá khó vệ sinh và cũng không được làm ướt, nên đây là bài toán khó với nhiều người. Lúc này bạn có thể nhúng bàn chải đánh răng cũ vào nước, phết chút kem đánh răng lên và chà nhẹ nhàng lên. Sau đó dùng vải ẩm lau lại, tiếp tục dùng giấy mềm hoặc vải khô lau lại lần nữa là sạch.
Ngoài ra, bạn có thể vệ sinh mâm nhiệt bằng giấm trắng. Cách làm rất đơn giản, đầu tiên bạn hãy đổ giấm trắng lên mặt cứng của miếng bọt biển rồi dùng nó lau mâm nhiệt. Lau xong, nếu còn bẩn bạn có thể thấm giấm trắng để lau mâm nhiệt lại một lần nữa. Sau đó dùng khăn sạch lau lại mâm nhiệt để loại bỏ hết vết bẩn bám trên bề mặt.
Mâm nhiệt sạch sẽ, sáng bóng sẽ giúp nồi cơm điện hoạt động tốt hơn, cơm nhanh chín, tuổi thọ của nồi tăng lên, giúp tiết kiệm kha khá tiền điện.
Đa số mọi người đều chỉ làm sạch phần ruột nồi mà bỏ qua việc vệ sinh 3 bộ phận quan trọng khác của nồi cơm điện. Điều này có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ và hiệu suất của nồi cơm điện, đồng thời còn gây hại tới >sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Dưới đây là 3 bộ phận đó, mọi người nên nhớ để vệ sinh thường xuyên:
Van thoát hơi trên nắp nồi cơm điện
Van thoát hơi thông minh thường được thiết kế trên nắp nồi có tác dụng điều chỉnh lượng hơi nước thoát ra ngoài hợp lý đồng thời giữ lại vitamin và dưỡng chất trong hạt gạo. Từ đó, giúp cơm chín đều, ngon, dẻo mà vẫn giữ lại lượng vitamin và dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người.
Trong quá trình nấu cơm, đây vừa là nơi hứng bọt cơm trào lên khi nấu, vừa đẩy khí và hơi nước trong nồi ra ngoài. Vị trí này sẽ đọng lại rất nhiều cặn tinh bột, nếu lâu ngày không vệ sinh, các cặn tinh bột này sẽ bám lên thành van và trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Khiến cơm nấu xong để trong nồi nhanh ôi thiu hơn.
Bên cạnh đó, khi không thường xuyên được vệ sinh, các mảng bám sẽ hình thành, khiến lỗ thông hơi bị bịt kín. Từ đó thời gian nấu cơm cũng tăng lên, gây tốn điện năng. Do đó, mọi người nên thường xuyên làm sạch bộ phận nhỏ này của nồi cơm, vừa để đảm bảo cho sức khỏe, vừa để giảm chi phí tiền điện cho gia đình.
Vệ sinh nắp bên trong nồi cơm điện
Cũng như van thoát hơi, nắp bên trong nồi cơm điện cũng có nhiệm vụ đón bọt trào lên khi nấu, do đó nếu để lâu ngày thì chúng cũng cáu bẩn, có mảng bám. Nếu để trong nhiệt độ cao, đặc biệt là trong những ngày nóng bức, nồm ẩm thì cơm dễ bị thiu, có mùi, ảnh hưởng tới chất lượng và mùi vị của các mẻ cơm.
Cho nên, bạn hãy thường xuyên tháo nắp bên trong nồi cơm ra để rửa. Lưu ý, nhớ rửa cả phần gioăng cao su nữa. Sau khi rửa, hãy để nó khô ráo trước khi lắp lại nồi. Với những nồi cơm điện không thể tháo nắp bên trong ra, bạn hãy dùng khăn ẩm để lau.
Vệ sinh bên trong của vỏ nồi cơm điện
Phần này bao gồm phần thân và phần đáy nồi. Khi lấy cơm, cơm có thể bị rơi vào phần này hoặc trong quá trình nấu, bọt khí trào lên có thể tràn ra và lọt xuống dưới. Nếu không được vệ sinh kịp thời, chúng sẽ bám chặt vào nồi cơm, dễ tạo ra mùi khét khi nấu cơm.
Để vệ sinh phần này, bạn có thể dùng các loại khăn nhỏ, làm ẩm để lau. Nếu hạt cơm, bụi bẩn quá khó lấy, bạn có thể lấy ruột nồi ra, úp ni cơm điện thường xuyên.