Chị em nhiều người vẫn còn đang chưa biết cách sử dụng đúng khi dùng tủ lạnh, khiến tủ nhanh xuống cấp và tốn điện rất nhiều. Dưới đây là các mẹo sử dụng hợp lý và khoa học cho chị em nội trợ.
1. Hạn chế mở tủ lạnh quá nhiều lần hay trong thời gian quá dài
Vì những lý do rõ ràng, đứng trước tủ lạnh với cửa mở không bao giờ là một ý tưởng tốt, vì nhiệt độ sẽ tăng nhanh và khiến tủ lạnh của bạn phải làm việc nhiều hơn để trở lại nhiệt độ lúc trước. Điều này thường xảy ra với các gia đình có em bé vì các bé thường thích mở cửa tủ lạnh ra, đứng chọn đồ rất lâu rồi mới đóng tủ lại. Nếu nhà có trẻ nhỏ, bạn hãy đặc biệt lưu ý vấn đề này nhé!
2. Trữ quá ít thực phẩm ở trong tủ lạnh
Giống như một tủ lạnh bị nhồi nhét quá nhiều, một chiếc tủ lạnh trống rỗng cũng có thể khiến bạn tốn tiền. Vì đồ lạnh trong tủ lạnh đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ nhiệt độ thấp khi bạn mở cửa, quá ít đồ có nghĩa là thiết bị phải làm việc thêm giờ để duy trì nhiệt độ thích hợp. Hãy nhắm đến một tủ lạnh được lấp đầy khoảng 75%.
3. Cách tiết kiệm điện đúng chuẩn khi dùng tủ lạnh
Mỗi lần ta mở tủ lạnh ra một phút, nhiệt độ trong tủ sẽ tăng lên một độ. Để tiết kiệm điện, ta có thể thiết kế cho tủ lạnh một tấm rèm cửa bằng ni lông mỏng. Với kiểu tủ lạnh một cánh, mở tủ ra ta có thể nhìn thấy phía trên ngăn đá có một thanh nhôm. Vặn mấy chiếc ốc vít ở thanh nhôm ra ép tấm ni lông vào ( ni lông không được có độc tính, chiều dài và rộng lớn hơn chiều dài và rộng của tủ lạnh 1,5cm). Khi mở tủ lạnh để cất hoặc lấy thức ăn, ta chỉ cần đẩy một góc ni lông ra là được. Như vậy khí lạnh trong tủ sẽ không thoát ra ngoài nhiều.
Ngoài ra, khi ngăn lạnh không có nhiều thực phẩm, ta có thể xếp vào những miếng bọt biển. Bọt biển hầu như không hấp thụ khí lạnh. Như vậy sẽ rút ngắn được thời gian làm việc của máy chế lạnh, giúp tiết kiệm điện cho tủ lạnh.
4. Phân loại thực phẩm và sắp xếp vị trí phù hợp trong tủ lạnh
Việc phân loại thức ăn sống và chín và đặt chúng ở những vị trí thích hợp là rất cần thiết vì mỗi loại thực phẩm phù hợp với 1 nhiệt độ bảo quản khác nhau. Ví dụ như:
- Bạn nên đặt rau củ quả vào trong hộp chứa rau, vì nó không quá lạnh nên rau củ quả sẽ không bị héo và bảo quản tốt hơn.
- Bạn nên để trứng ở tầng giữa của ngăn mát tủ lạnh thì vi khuẩn trên trong vỏ quả trứng sẽ không có cơ hội xâm nhập vào bên trong tủ được. Nhiều gia đình thường để trứng ở cánh tủ lạnh để ở đấy sẽ hay bị vi khuẩn của vỏ trứng xâm nhập vào bên trong vì nhiệt độ ở cánh tủ cao hơn.
- Các thực phẩm chín đã qua chế biến bạn bên để trong hộp chứa thực phẩm hoặc phải bọc màng bọc thực phẩm và để tầng trên cùng.