Lá của rau củ cải vô cùng bổ dưỡng, tác dụng của chúng còn được ví như 'viên canxi tự nhiên'.
Loại lá nhiều canxi
Theo VTC dẫn nguồn từ Sohu, ít ai biết được rằng phần lá đi là kho tàng >dinh dưỡng, chứa hàm lượng canxi cao, cứ 100 gam lá rau >củ cải có chứa 150 đến 350mg canxi.
Hàm lượng canxi của nó được xếp vào hàng tốt nhất trong số các loại rau, vượt qua cả sữa và đậu nành.
Ngoài ra, lá củ cải còn rất giàu vitamin K cần thiết cho quá trình hình thành xương, giúp việc bổ sung canxi hiệu quả hơn, được mệnh danh là “viên canxi tự nhiên”. Ăn lá củ cải thường xuyên giúp phòng ngừa loãng xương.
Lá củ cải có tính ấm, điều này khiến nó giá trị trong số các loại rau lá xanh. Nguyên nhân, không có nhiều loại rau lá xanh có tính ấm, các loại rau có tính ấm và không gây kích ứng lại càng hiếm hơn.
Hàm lượng β-carotene trong lá củ cải cũng rất cao. Beta-carotene trong cơ thể có thể chuyển hóa thành vitamin A, có lợi cho thị giác, da và niêm mạc. Ăn thường xuyên có thể ngăn ngừa bệnh quáng gà, ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp và duy trì làn da mềm mại.
Tác dụng của lá củ cải
Theo Lao Động dẫn tin từ Stylecraze, lá của củ cải trắng đều có lợi cho >sức khỏe như củ.
- Tăng khả năng miễn dịch
Hàm lượng sắt cao trong lá củ cải trắng giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi và tăng năng lượng. Bên cạnh đó, lá củ cải trắng còn chứa nhiều vitamin A, vitamin C, phốt pho và thiamine giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Lợi tiểu
Nước ép lá củ cải trắng đóng vai trò quan trọng trong việc lợi tiểu. Không chỉ vậy, bổ sung lá củ cải vào chế độ ăn uống hàng ngày còn có đặc tính nhuận tràng giúp điều trị táo bón và đầy hơi hiệu quả.
- Tốt cho tim mạch
Lá củ cải trắng chứa nhiều kali có công dụng kiểm soát và duy trì mức huyết áp ổn định. Ngoài ra, lá củ cải trắng còn có khả năng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch như xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim và đột quỵ.
- Ngăn ngừa ung thư
Một trong những lợi ích quan trọng mà lá củ cải trắng đem lại là ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Nguyên nhân là do lá củ cải trắng chứa nhiều chất chống oxy hóa. Thêm vào đó, nước ép củ cải trắng còn tốt cho sức khỏe phụ nữ.
- Hỗ trợ điều trị thấp khớp
Kết hợp chiết xuất lá củ cải trắng với đường theo tỷ lệ bằng nhau rồi trộn đều cho đến khi tạo thành hỗn hợp sền sệt. Bôi hỗn hợp này lên vùng khớp bị tổn thương sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp hiệu quả.
- Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Lá củ cải trắng có đặc tính giảm lượng đường trong máu. Đồng thời, nước ép lá củ cải trắng còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 cũng như các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.
Món ăn với rau củ cải
Theo Dân Việt trích nguồn từ SH, dưới đây cách chế biến loại rau này, mọi người có thể tham khảo.
Món 1: Nấm xào lá củ cải
Nguyên liệu: 1 nắm lá củ cải tươi, 8 cây nấm hương khô
Cách làm:
1. Lá củ cải tươi rửa sạch, để ráo nước, sau đó cắt thành miếng nhỏ rồi rắc 1 ít muối để lá củ cải ra bớt nước. Tuy nhiên cũng không cần thiết phải cố tình loại bỏ hết nước khỏi lá củ cải.
2. Ngâm nấm hương khô trong nước ấm, rửa sạch rồi cắt thành từng sợi.
3. Cho chút dầu vào nồi, xào lá củ cải vài lần rồi cho nấm vào xào chung. Khi gần chín thì kiểm tra độ mặn, mặn thì cho nước, nhạt thì cho thêm chút muối.
Món 2. Lá củ cải xào thịt băm
Nguyên liệu: Lá củ cải, thịt băm, tỏi, gừng, hành, ớt cay, dầu hào.
Cách làm:
1. Rửa sạch lá củ cải. Cắt ớt thành từng khoanh, băm nhỏ hành, gừng, tỏi.
2. Đun sôi nước trong nồi, cho thêm chút dầu và chần rau củ cải đến khi rau chuyển màu thì vớt ra. Để nguội rồi thái nhỏ. Lưu ý: Cho dầu vào khi chần rau có thể làm màu lá củ cải xanh và sáng hơn
3. Đun nóng lại nồi mà không cần thêm dầu, cho củ cải vào xào cho đến khi nước khô.
4. Đun nóng dầu trong chảo, cho thịt heo và gừng băm vào xào trên lửa nhỏ để loại bỏ mỡ, cho tỏi băm + ớt băm vào xào vài lần.
Đổ lá củ cải thái nhỏ vào xào đều, thêm lượng thích hợp muối + ớt bột + nước mắm, dầu hào vào xào đều và dùng. Thêm dầu khi chần có thể làm màu củ cải xanh và sáng hơn.
Món 3: Nộm lá củ cải
Nguyên liệu: 1 lượng lá củ cải vừa phải, hai thìa nước mắm, 1 thìa giấm gạo, một ít dầu, 2 tép tỏi, ớt, muối.
Cách làm:
1. Lá củ cải tươi rửa sạch. Đun sôi nước nóng, cho một ít muối và dầu vào nồi rồi cho lá củ cải vào (lá sẽ có màu xanh)
2. Vớt rau ra, rửa sạch dưới vòi nước lạnh để bớt chất cay nồng thường có trong lá củ cải. Để ráo nước, cắt nhỏ rồi cho ra đĩa. Tỏi, ớt băm nhỏ.
3. Lấy 1 một lượng nước mắm vừa phải, thêm 1 thìa dầu và giấm gạo. Cho dầu vào chảo đun nóng rồi cho tỏi, ớt, tiêu vào xào thơm nhưng chú ý không để cháy.
Để lá củ cải vào dầu nóng và đảo đều rồi bắc ra thưởng thức.
Lưu ý khi dùng củ cải
Theo Tiền Phong, tuyệt đối không được ăn củ cải trắng chung với cam, flanovoid có trong cam và thiosulfate trong củ cải sẽ tạo ra phản ứng hóa học, tạo nên một lượng lớn thiocyanate. Chất này quá nhiều trong cơ thể sẽ làm giảm chức năng tuyến giáp và tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ.
Củ cải kết hợp với mộc nhĩ sẽ khiến cho những người có cơ địa nhạy cảm bị viêm da. Chính vì thế, tốt nhất là không nên ăn cùng lúc hại loại thức ăn này.
Phụ nữ mang thai không nên ăn Phụ nữ mang thai mỗi tuần chỉ ăn 1-2 bữa củ cải được nấu chín như củ cải hầm thịt, củ cải luộc, canh củ cải… Tuyệt đối không được ăn củ cải sống vì nó làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ.