Trong quả khế có rất nhiều dưỡng chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Khế là một loại trái cây nhiệt đới rất quen thuộc đối với người Việt. Loại quả này thường mọc theo chùm, có hình bầu dục, gồm 5 múi, khi cắt theo chiều ngang sẽ theo tạo thành hình ngôi sao 5 cánh rất đẹp mắt.
Ngoài là món ăn vặt hay khế còn là vị thuốc quý báu sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý, loại dược liệu mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho >sức khỏe:
1. Chống ung thư
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khế là một loại trái cây> chống ung thư mạnh. Loại quả này chứa các hợp chất polyphenolic có khả năng chống lại các tác động gây đột biến của các gốc tự do và loại bỏ chúng khỏi cơ thể. Từ đó có thể ngăn ngừa ung thư gan. Khế còn cung cấp các chất chống oxy hóa không chỉ giúp tiêu diệt các gốc tự do mà còn cản trở sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, loại quả này còn chứa một lượng đáng kể chất xơ giúp làm sạch ruột già, do đó làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
Tuy nhiên, khả năng phòng ngừa ung thư của >quả khế đang được các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn.
2. Giúp kiểm soát đường huyết
Khế được nhiều chuyên gia đánh giá là loại trái cây tốt cho người bị tiểu đường. Theo báo cáo nghiên cứu, quả khế chua có chỉ số đường huyết thấp, đồng thời có thành phần chất xơ chiếm khá cao. Khi đi vào cơ thể, lượng chất xơ này sẽ hỗ trợ làm chậm quá trình giải phóng glucose. Nhờ đó, đường huyết của cơ thể sẽ luôn ở trạng thái ổn định, giảm mức tiêu thụ insulin.
Tuy nhiên, người bị tiểu đường cũng nên ăn khế một cách hợp lý, nếu lạm dụng khế trong điều trị tiểu đường có thể gặp các tác dụng không mong muốn.
3. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Quả khế có rất nhiều chất >dinh dưỡng có lợi cho hệ tim mạch. Trong số đó có kali và natri là những chất điện giải cần thiết giúp điều hòa huyết áp và giúp duy trì sức khỏe tim mạch tốt. Bên cạnh đó, ăn khế còn có thể giúp điều hòa huyết áp. Do đó, việc bổ sung loại quả này vào thực đơn mỗi ngày cũng là cách tốt để bảo vệ tim mạch.
4. Cải thiện giấc ngủ
Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không sâu thì có thể ăn khế để cải thiện tình trạng giấc ngủ của mình. Nguyên nhân là vì trong khế chứa rất nhiều magie sẽ giúp kích hoạt axit Gamma-aminobutyric (GABA) tác dụng thúc đẩy giấc ngủ. Từ đó giúp chúng ta ngủ ngon và sâu hơn.
5. Khế chống viêm
Khế là loại quả có lượng vitamin C dồi dào, có thể đẩy độc tố ra và giúp tổng hợp collagen - đây là một thành phần quan trọng để hồi phục và hình thành xương, động mạch và mạch máu. Điều này là rất quan trọng để làm dịu những thiệt hại ở cấp độ tế bào và mô.
Ngoài ra, khế có hàm lượng chất chống oxy hóa và chất flavonoid cao, rất có lợi cho việc bảo vệ cơ thể khỏi các tình trạng viêm do gốc tự do gây ra.
6. Tăng cường hệ miễn dịch
Khế là trái cây giàu vitamin C nên rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức khỏe. Ăn khế giữ hệ miễn dịch hoạt động ở mức cao và cũng giúp tăng sản xuất lượng bạch cầu. Thêm một quả khế vào cốc sinh tố buổi sáng sẽ giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động ở mức cao và cũng làm tăng sản sinh các tế bào bạch cầu.
Khế là loại quả có hương vị hấp dẫn và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn loại quả này. Bác sĩ cho biết những người thuộc 2 nhóm đối tượng sau cần hạn chế hoặc tốt nhất không nên ăn khế để an toàn cho sức khỏe:
1. Người bị bệnh thận
Những người bị bệnh thận và những người đang dùng thuốc nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn khế để tránh làm các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn và nguy hiểm tới sức khỏe. Nguyên nhân là vì quả khế có chứa hàm lượng oxalate cao có thể gây sỏi thận. Người mắc bệnh thận khi ăn khế có thể dễ bị ngộ độc với các triệu chứng bao gồm lú lẫn, co giật, thậm chí là tử vong.
2. Người bị dạ dày
Trong quả khế, đặc biệt là khế chua, có chứa lượng axit cao. Do đó, người bị bệnh đau dạ dày cũng không nên ăn loại quả này để tránh làm các triệu chứng của bệnh trầm trọng hơn. Đặc biệt, người bình thường cũng không nên ăn khế khi bụng đói vì lượng axit trong loại quả này khi kết hợp với axit tiết ra trong dạ dày sẽ làm dạ dày khó chịu cồn cào và nóng rát.
(Tổng hợp)