Sữa mẹ để ở ngoài được bao lâu? Làm sao để kéo dài thời gian lưu trữ sữa mẹ ở môi trường bên ngoài? Đọc ngay các mẹo và thông tin hữu ích dưới đây để giải quyết vấn đề này!
Có một câu hỏi mà không ít các chị em từng đặt ra khi mới sinh em bé, đó là thắc mắc sữa mẹ để ở ngoài được bao lâu. Đây là một câu hỏi rất hợp lý và bình thường vì không phải lúc nào các chị em cũng có thể cho bé bú trực tiếp. Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản ấy lại không được nhiều >mẹ bầu nắm rõ câu trả lời. Nếu bạn cũng vậy thì hãy theo dõi những thông tin khoa học được đề cập trong bài viết này nhé.
Sữa mẹ là một thức ăn chính và đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Việc cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ trong tối thiểu 6 tháng đầu đời vô cùng quan trọng. Vì vậy những trẻ không có điều kiện dùng sữa mẹ thường có sự phát triển tư duy và thể chất kèm hơn so với các bạn cùng chăng lứa.
Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng có đủ nguồn sữa và thời gian để cho trẻ bú thật khoa học, nhiều mẹ vì thiếu sữa nên đã phải đi xin sữa của những mẹ bầu khác, cũng có mẹ vì quá bận bịu nên không thể cho bé bú trực tiếp được. Vì vậy họ buộc phải quan tâm và sử dụng tới việc tích trữ sữa mẹ bên ngoài môi trường để cho bé dùng. Khác với những mẹ cho con bú trực tiếp, các chị em thuộc nhóm này sẽ thường thắc mắc sữa mẹ để ở ngoài được bao lâu.
Thông thường, sữa mẹ tự nhiên đạt chất lượng sẽ có vị hơi ngọt nhẹ, béo ngậy, mùi thơm hấp dẫn, màu trắng ngà và không bị chua. Và tương tự như những loại thực phẩm khác, khi được vắt ra và bảo quản ở môi trường bên ngoài, sữa mẹ có thể bị nhiều nguyên nhân môi trường tác động làm sữa bị hỏng như nhiệt độ, độ ẩm, nơi bảo quản, đồ dùng bảo quản,…Khi sữa xuống cấp về chất lượng thường có những biểu hiện như: Có mùi tanh, vị chua, màu của sữa bị biến đổi, có váng trên bề mặt, có các vết màu xuất hiện,…Các mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ dùng sữa bị hỏng sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa và sự phát triển của bé.
Những nguyên nhân cụ thể có thể khiến sữa mẹ bị xuống chất nhanh chóng sau khi vắt ra là:
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến sữa mẹ nhanh bị ôi thiu, hầu hết bắt nguồn từ những đồ đựng không đảm bảo vệ sinh, nơi bảo quản quá nóng nực ẩm thấp hay bẩn thỉu,…
Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể mẹ, đồng thời cũng khiến chất lượng sữa cho bé bú bị đi xuống. Bản chất sữa của những mẹ phải dùng nhiều thuốc kháng sinh đã không được tốt như bình thường, nên khi vắt ra và bảo quản bên ngoài môi trường càng nhanh bị xuống cấp.
Vệ sinh phần bầu ngực không tốt cũng khiến sữa khi vắt ra bị nhiễm khuẩn và ảnh hưởng tới chất lượng, cụ thể hơn là vệ sinh phần núm vú, vì phần này tiếp xúc trực tiếp với sữa. Tiếp theo, nếu bạn dùng tay hoặc các dụng cụ vắt không đảm bảo vệ sinh, chúng cũng khiến sữa nhiễm khuẩn và nhanh hỏng hơn bình thường.
Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa, các mẹ hay ăn thức ăn cay, nóng, mặn, các loại gia vị quá nồng, các đồ ăn tanh,…cũng sẽ khiến sữa không được thơm ngon và nhanh hỏng hơn bình thường.
Theo các thống kê và ước lượng khoa học, nhìn chung sữa mẹ có thể bảo quản ở môi trường bên ngoài với thời gian như sau:
Nên chọn các loại chai thủy tinh sạch sẽ có nắp đậy kín. Loại dụng cụ này rất tiện dụng và vệ sinh khi lưu trữ, đặc biệt có thể cho vào lò vi sóng để trực tiếp hâm nóng lại. Tuy nhiên, khi đặt chai thủy tinh vào ngăn đá tủ lạnh, nhiệt độ sẽ khiến thủy tinh dễ bị nứt vỡ. Và nếu bạn luôn dự trữ lâu dài thì không nên dùng chai thủy tinh, ngoài vì vấn đề nhiệt độ ngăn đông đá làm hỏng thủy tinh, nó còn chiếm chỗ rất cồng kềnh trong không gian sử dụng. Và giá thành của loại khay đựng này cũng không hề rẻ với những loại chai đựng chất lượng.
Hiện nay trên thị trường có bày bán rất nhiều loại túi đựng sữa khác nhau, giá thành của chúng tùy thuộc vào chất lượng nhưng nhìn chung rẻ hơn chai thủy tinh. Loại túi này có thể để vào ngăn đá tủ lạnh để lưu trữ lâu dài, nhưng chất liệu làm nên túi đựng rất quan trọng, vì nếu những chất liệu kém chất lượng và độc hại sẽ ảnh hưởng không tốt tới bé. Do đó, nên tìm hiểu kỹ và thận trọng chọn loại túi chất lượng để sử dụng. Và một bất lợi khác khi dùng túi sữa đó là chúng không thể tái sử dụng, và nếu bạn muốn hâm nóng sữa cần chuyển sang đồ đựng khác mới cho vào lò vi sóng được.
Loại khay này có hình dáng giống khay làm đá, nhưng có nắp đựng và chất liệu vệ sinh hơn. Bạn có thể đựng sữa vào đây và để vào ngăn đá tủ lạnh, sữa sẽ đông lại thành từng viên nhỏ. Khi muốn cho bé ăn chỉ cần lấy các viên sữa đó đi hâm nóng là được. Tuy nhiên, loại dụng cụ này đòi hỏi quá trình vệ sinh rất tỉ mỉ, và chúng chiếm chỗ khá lớn trong tủ lạnh, nên nếu bạn muốn dự trữ lâu đây cũng được coi là một bất lợi lớn. Ở Việt Nam, các khay đựng sữa như thế này ít được bày bán, nên chúng khá khó tìm mua và giá thành thường rất cao.
Trên đây là những thông tin khoa học về quá trình bảo quản sữa mẹ ở môi trường bên ngoài, các lời giải đáp cho vấn đề sữa mẹ để ở ngoài được bao lâu, và hướng dẫn một số mẹo để bảo quản sữa mẹ thật hiệu quả. Hy vọng sau khi đọc bài viết này các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích cho mình. Chúc bạn bảo quản sữa thật thành công và chăm bé lớn khéo như chuyên gia!