Cách nắn chân cho trẻ sơ sinh tưởng đơn giản nhưng nếu thực hiện sai cách bố mẹ có thể làm hại tới xương chân của trẻ. Có phải trường hợp trẻ sơ sinh nào cũng cần nắn chân hay không và những lưu ý quan trọng khi nắn chân cho trẻ là những điều mà cha mẹ cần nắm vững để đảm bảo an toàn cho bé.
- Giường pallet là gì? Top những mẫu giường pallet độc đáo nhất 2022!
- Cách làm gà xào lăn siêu ngon, đậm đà, chuẩn bắt vị cho bữa cơm gia đình!
Có phải cứ nắn chân là chân sẽ thẳng, đẹp?
Có nhiều mẹ có quan niệm rằng trẻ sơ sinh bất kể là có chân vòng kiềng hay không thì cũng nên nắn chân cho bé. Nếu bé bị vòng kiềng thì chân bé sẽ thẳng lại, nếu bé không bị vòng kiềng thì nắn để chân bé sẽ dài và đẹp hơn. Vì vậy rất nhiều mẹ tìm hiểu cách nắn chân trẻ sơ sinh dù con mình không cần tới việc làm này.
Tuy nhiên đây là một quan niệm không đúng, vì thực tế việc nắn chân không giúp chân bé dài ra hay thẳng hơn. Với các bé bị vòng kiềng, nắn chân không giúp chữa được vòng kiềng mà phải cần một giải pháp tổng thể mới có thể chữa trị và phục hồi thì mới có hiệu quả. Còn việc nắn chân xoa bóp trị liệu chỉ là một trong các biện pháp hỗ trợ điều trị chân vòng kiềng mà thôi.
Nếu áp dụng theo đúng chuẩn mà chuyên gia hướng dẫn thì có thể giúp giảm bớt tình trạng cong chân khi bé lớn lên. Tuy nhiên thì không phải cha mẹ nào cũng biết cách nắn chân cho trẻ sơ sinh để thực hiện cho đúng. Thậm chí nhiều cha mẹ lạm dụng việc nắn chân gây ra tổn thương trên da và tổn thương đến xương của bé.
Trẻ sơ sinh chân hay khuỳnh ra có đáng lo?
Có một số bé sơ sinh có đôi chân không thẳng, bé thường khuỳnh chân và để cong chân khiến cha mẹ rất lo lắng khi bé lớn sẽ có đôi chân vòng kiềng. Tuy nhiên điều này không đúng. Hầu hết trẻ sơ sinh thường nằm khuỳnh chân như vậy và sẽ thay đổi theo thời gian. Cho đến khi các bé được 2-3 tuổi, lúc cơ bắp và hệ xương khớp đã hoàn thiện hơn thì bé sẽ đứng thẳng, đi vững chứ không khuỳnh chân như trước nữa. Bởi vậy, ở giai đoạn sơ sinh, cha mẹ không nên quá lo lắng về việc chân vòng kiềng của bé.
Cho đến khi bé tập đi và tỏ ra khó chịu với những cơn đau, hoặc bé đi khập khiễng, hoặc chân bé trở nên cong hơn trong thời gian ngắn thì mới nên đưa con tới gặp bác sĩ. Còn ở giai đoạn sơ sinh, mẹ chú ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho con đủ chất, cung cấp đầy đủ vitamin D, canxi và đầy đủ các nhóm chất khác để bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện là được.
Cách nắn chân cho trẻ sơ sinh như thế nào là an toàn?
Cách nắn chân cho trẻ sơ sinh nếu được thực hiện nhẹ nhàng như một động tác massage trong tổng thể việc massage toàn thân thì đó là một việc mà cha mẹ nên làm. Các động tác massage của mẹ giúp bé thoải mái và dễ chịu hơn, từ đó giúp bé vui vẻ, hay ăn, ngủ ngoan hơn.
Bên cạnh đó, các động tác xoa bóp nhẹ nhàng cũng khiến khí huyết lưu thông tới các bộ phận trong cơ thể bé, giúp hệ tuần hoàn tốt hơn, đồng thời giúp xương cốt bé dẻo dai và bé mau lớn hơn. Ngoài ra, việc massage cho bé sơ sinh cũng giúp tình cảm giữa bố mẹ và em bé trở nên gắn kết hơn.
Tuy nhiên, việc nắn chân quá nhiều, hoặc nếu nắn sai cách, dùng lực quá mạnh thì có thể khiến bé bị đau, thậm chí gây tổn thương xương khớp và cơ bắp của trẻ. Nguy cơ bé bị viêm cơ, da bầm tím do nắn kéo chân trẻ sơ sinh không phải là chuyện hiếm. Thậm chí, trẻ có thể bị dị tật nếu những hậu quả này không được khắc phục kịp thời. Vậy đâu là cách nắn chân đúng cho trẻ trơ sinh?
Sau đây là hướng dẫn cách nắn chân cho trẻ sơ sinh an toàn:
- Mẹ đảm bảo đã rửa tay sạch sẽ với xà phòng, móng tay không sắc nhọn và tay không có vết chầy xước, tránh làm tổn thương đến da của bé.
- Mẹ để bé nằm ngửa, hai tay và hai chân duỗi thẳng, thoải mái và thả lỏng. Tốt nhất là bé ở trần, có thể mặc quần bỉm hoặc quần đùi. Nhiệt độ phòng cần thoáng mát và ấm áp khoảng từ 27-29 độ C.
-Mẹ dùng hai tay vuốt nhẹ và nắn nhẹ từ phần đùi của bé xuống tới phần mắt cá chân.
- Khi tay qua phần đầu gối của bé thì mẹ xoa nhẹ phần khớp gối của bé.
- Không chỉ nắn chân mà mẹ nên kết hợp massage cả phần cổ, lưng, vai gáy và dọc sống lưng cho trẻ.
- Đồng thời, khi massage bàn chân, mẹ chỉ nên nắn bóp và vuốt ve bàn chân và các ngón chân nhẹ nhàng, sử dụng lực vừa phải, không cù vì sẽ khiến bé bị nhột nhé.
- Mẹ thực hiện massage phần chân, lưng, cổ vai gáy cho bé như vậy trong khoảng 5-10 phút mỗi lần, mỗi ngày thực hiện một lần sau khi bé vừa ngủ dậy hoặc sau khi bé tắm xong.
- Tuyệt đối không massage, nắn chân khi trẻ bị viêm da hoặc có khối u máu ở trên các vùng da.
- Ngoài ra, tuyệt đối không dùng dầu gió để massage cho trẻ sơ sinh dưới mọi trường hợp, kể cả massage. Các loại tinh dầu, kem dưỡng ra cũng không cần thiết vì da bé rất nhạy cảm.
- Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý thái độ của bé để điều chỉnh động tác. Nếu như bé tỏ ra dễ chịu, thích thú thì lực xoa bóp là vừa phải. Nếu như bé nhăn nhó, khóc, giãy giụa thì bạn nên dừng lại.
Một số lưu ý quan trọng để bé phát triển, cao lớn
Thay vì lo lắng về cách nắn chân cho trẻ sơ sinh để giúp bé cao lớn, chân dài, đẹp thì quan trọng hơn là cha mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để bé có đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu. Khi bé có chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì bé sẽ phát triển toàn diện, trong đó có thể chất, chiều cao. Đặc biệt, cha mẹ chú ý đến việc bổ sung bộ 3 dưỡng chất quan trọng cho xương đó là:
- Bổ sung đủ canxi: Khi bé còn bú mẹ 100% thì trong chế độ ăn của mẹ phải đầy đủ canxi bằng cách bổ sung nguồn thực phẩm giàu canxi như: các loại cá, hải sản, các loại đậu, rau lá xanh đậm, ngũ cốc, nước cam… Khi bé vào giai đoạn ăn dặm thì cần đưa vào thực đơn ăn dặm của bé các loại thực phẩm giàu canxi này để bé có đủ canxi giúp xương chắc khỏe.
- Cung cấp đủ vitamin D: Cho bé tắm nắng thường xuyên, mỗi ngày khoảng 20-30 phút vào buổi sáng, trong ánh nắng từ 7h-9h là tốt nhất. Trường hợp không có điều kiện tắm nắng thì mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin D cho bé từ sau sinh 1 tuần cho đến khi 2 tuổi. Ngoài ra, Vitamin D cũng có trong các loại cá, nấm, trứng, sữa… mẹ có thể tìm hiểu cách chế biến dễ tiêu hóa từ các thực phẩm giàu canxi này cho bé.
- Cho bé ngủ sớm và ngủ đủ giấc: Trẻ ngủ sớm và ngủ giấc sẽ giúp sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, hệ xương phát triển khỏe mạnh. Trẻ càng nhỏ tuổi thì số giờ ngủ càng lớn. Tổng số giờ ngủ của trẻ theo độ tuổi là: 12-16 giờ với trẻ từ 4-12 tháng tuổi, 11-14 giờ với trẻ 1-2 tuổi, 9-12 giờ với trẻ 3-5 tuổi. Cha mẹ đảm bảo phải cho trẻ đi ngủ trước 10 giờ đêm vì cơ thể chỉ tiết ra hormone tăng trưởng trong thời gian từ 10h-12h đêm.
Như vậy các bạn đã biết rằng việc nắn chân cho trẻ sơ sinh là không thực sự cần thiết. Nếu muốn thực hiện thì hãy thì cha mẹ hãy thực hiện thực hiện cách nắn chân cho trẻ sơ sinh thật nhẹ nhàng kết hợp cùng với các động tác massage khắp cơ thể để bé thoải mái và dễ chịu. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn và dễ chịu cho bé, cha mẹ nên tham khảo và nhờ bác sĩ hướng dẫn cách thực hiện các động tác để xoa bóp cho bé tốt nhất nhé. Chúc các bé nhỏ của chúng ta luôn khỏe mạnh và chóng lớn nhé!