Bé gái 8 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng sốt xuất huyết, khi các bác sĩ xét nghiệm thấy men gan cao gấp 10 lần so với người thường.
- Bị loại ong 'lạ' đốt, 3 người đàn ông nhập viện khẩn, khó thở suýt tử vong
- Hy hữu: Bé gái nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì lỡ ăn nửa con gấu bông
Dẫn theo thông tin từ VietnamNet, vừa qua đã xảy ra trường hợp bé T.C.R, 8 tháng tuổi, người Campuchia tăng men gan sau vài ngày sốt.
Khai thác bệnh sử ghi nhận trẻ bị sốt cao liên tục 4 ngày, ho, sổ mũi. Đến ngày thứ 5, trẻ ói nhiều lần ra dịch lợn cợn nâu, nổi chấm xuất huyết. Người nhà đưa em đến bệnh viện địa phương trong tình trạng lừ đừ, quấy khóc, chấm xuất huyết ở chân tay và bụng.
Kết quả các xét nghiệm cho thấy test nhanh NS1 kháng nguyên dương tính, dung tích hồng cầu giảm, tiểu cầu 25.000/mm3 (bình thường là 200.000-300.000/mm3), men gan tăng 500 đv/L (bình thường chỉ số này dưới 40 đv/L).
Các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị sốc sốt xuất huyết nặng và tiến hành chống sốc tích cực, truyền dung dịch cao phân tử, truyền máu và chuyển đến TP.HCM.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), bé gái tiếp tục được điều trị chống sốc, truyền máu, điều trị hỗ trợ gan. Đến nay, tình trạng huyết động và tổn thương gan của trẻ đã cải thiện. Bệnh nhi tỉnh táo, bú khá.
Theo Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận trên 25.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 39% so với cùng kỳ năm 2022 nhưng nguy cơ dịch có thể bùng phát khi các tỉnh thành phía Nam bắt đầu vào mùa mưa. Đây là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh phát triển.
Bộ Y tế đã lên quyết định lập 7 đoàn đi kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết và tay chân miệng tại 14 tỉnh, thành phố trọng điểm như: TPHCM, An Giang, Kiên Giang, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bình Định, Hà Tĩnh, Nghệ An..
Theo thông tin từ báo Sức khỏe & Đời sống, đối với trẻ nhỏ không ít bậc cha mẹ vẫn luôn chủ quan trước các vấn đề về gan ở trẻ nhỏ, đặc biệt là men gan tăng cao. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện ra bé mắc men gan tăng cao khi bệnh biến chứng nặng. Lúc nặng, trẻ có thể phải chịu những căn bệnh nguy hiểm khác. Một số biến chứng mà trẻ nhỏ có thể gặp phải khi men gan tăng cao có thể kể đến như: bệnh xơ gan, ứ đọng dịch trong cơ thể, bệnh suy gan, vàng da…
Trong thời gian dài không được phát hiện và chữa trị, men gan cao ở trẻ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của gan, suy giảm chức năng gan. Thậm chí lâu ngày có thể đe dọa đến tính mạng của các bé.
Thông thường, những enzyme trong gan được sản sinh khi có tế bào gan bị lão hóa và chết đi. Các enzyme này được giải phóng vào máu và hình thành lượng men gan nhất định. Khi lượng men gan này vượt quá ngưỡng cho phép (>40 U/L) thì có nghĩa là men gan đã tăng cao.
Cơ chế này ở trẻ em cũng vậy. Men gan cao ở trẻ em có thể xảy ra trong một trường hợp nào đó. Chỉ số men gan tăng ở mức từ nhẹ đến cao là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm của gan cũng như cảnh báo vấn đề bất thường trong cơ thể trẻ.
Khi trẻ bị tăng men gan ở mức độ nhẹ sẽ không có dấu hiệu gì bất thường được biểu hiện ra bên ngoài. Nhưng nếu men gan tăng từ trên 150 U/L trở lên thì sẽ xuất hiện những dấu hiệu dễ nhận biết sau đây: Vàng da, vàng mắt; trướng bụng; chán ăn; suy nhược cơ thể;...