Khi gửi bé đi học mẫu giáo, gia đình gửi kèm gấu bông để bé ôm ngủ trưa không ngờ bé ăn mất và bị tắc ruột.
- Hãy dừng ăn theo những kiểu này mỗi ngày tích tụ thêm nhiều độc tố, vừa gây tăng cân lại dễ lão hóa sớm và loãng xương đều có nguồn gốc từ nó
- Những thói quen tưởng chừng như đúng đắn nhưng thực ra là sai lầm có thể bạn đang mắc phải hằng ngày
Theo thông tin từ báo Người lao động, vào sáng ngày 27/6/2023, tại TP.HCM đã xảy ra trường hợp một bé 4 tuổi bị tắc 40cm đường ruột vì ăn nửa con gấu bông.
Trước khi nhập viện 2 ngày, bé có biểu hiện chán ăn, không đi cầu, nôn ói nên gia đình tưởng rối loạn tiêu hóa, đau bụng cấp tính. Các bác sĩ phát hiện dị vật chứa đầy trong lòng ruột non gây tắc ruột, dạ dày, đoạn đầu ruột non giãn rất to, dịch tích tụ...
Qua 1 giờ 30 phút mổ cấp cứu, các bác sĩ đã gắp ra hàng chục cuộn bông gòn chen chúc, ùn ứ trong lòng ruột non.
Theo người nhà, khi bé đi học mẫu giáo có gửi kèm một con gấu bông nhỏ cho bé ôm ngủ trưa trên lớp. Đến lúc bé đi cấp cứu, gia đình kiểm tra thấy gấu bông có vết rách và mất đi ½ lượng bông nhồi.
Theo thông tin từ VnExpress, bác sĩ cho biết tắc ruột non không hiếm gặp ở trẻ. Nguyên nhân có thể do búi giun, bã thức ăn không được tiêu hóa hết; gần đây hay gặp dị vật là đồ chơi nam châm,... Tuy nhiên, trường hợp cháu bé tự lấy bông gòn trong gấu bông để ăn này khá hy hữu. Nếu không phẫu thuật kịp thời trẻ có nguy cơ rối loạn nước - điện giải, thủng ruột, viêm phúc mạc, sốc nhiễm trùng - nhiễm độc dẫn đến tử vong.
Nhiều khả năng trẻ ăn bông gòn do chưa đủ nhận thức, ảnh hưởng các video ăn uống trên mạng xã hội. Một số trường hợp liên quan đến tâm lý, mắc hội chứng Rapunzel, hoặc hội chứng Pica. Hội chứng Rapunzel thường gặp ở những bé gái thích ăn tóc; hội chứng Pica liên quan đến sự thèm muốn đồ ăn không phải thực phẩm như quần áo, len, tóc, các vật thể kim loại nhỏ. Đây là các rối loạn ăn uống có thể gặp ở trẻ mắc chứng tự kỷ hay có vấn đề tâm lý.
Bác sĩ Trọng khuyến cáo, trẻ bị tắc ruột ở giai đoạn đầu thường khó xác định do dễ nhầm với táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa thông thường. Đoạn ruột trên chỗ bị tắc sẽ chướng ướng và căng giãn, tăng áp lực trong lòng ruột gây nên ứ trệ tĩnh mạch và giảm tưới máu mao mạch, khiến niêm mạc ruột bị tổn thương, phù nề, xung huyết, dẫn đến giảm và mất hấp thu. Bên cạnh đó, trẻ nôn nhiều, gây mất nước, rối loạn chất điện giải trong cơ thể.
Dấu hiệu nhận biết ban đầu là đau bụng. Trẻ xuất hiện cơn đau đột ngột, dữ dội và tăng dần, quấy khóc; nôn hoặc buồn nôn đi kèm với chướng bụng.
Để phòng tránh tắc ruột cho trẻ, phụ huynh cần dạy con thức ăn được ăn và không thể ăn. Khi trẻ có dấu hiệu liên quan đến đường tiêu hóa như trên, cha mẹ cần đưa đi khám.