Mới đây, ghi nhận thêm tình trạng bệnh viện chật kín người khám bệnh, nắng nóng gây nhiều bệnh và nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
- Người phụ nữ mắc lupus ban đỏ hệ thống gần như tàn phế, được các bác sĩ phẫu thuật đi đứng trở lại sau 2 ngày
- Đồng Nai tiếp tục ghi nhận 2 ca COVID-19 tử vong, một bệnh nhân trẻ chỉ mới 24 tuổi
Theo thông tin từ Báo VietNamPlus trước đó, tại các bệnh viện, số lượng người cao tuổi, trẻ em phải đến khám bệnh, nhập viện có xu hướng tăng cao hơn so với bình thường.
Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận hơn 1 tháng nay, trung bình mỗi ngày đơn vị tiếp nhận từ 4.000-4.400 lượt bệnh nhi tới khám bệnh, tăng khoảng 300-500 ca/ngày so với cùng kỳ năm 2022.
Khi nhiệt độ bên ngoài trời 36-37 độ C, nhiệt độ phòng của người cao tuổi chỉ nên dao động ở mức 27-28 độ C để tránh tình trạng sốc nhiệt khi từ trong phòng đi ra ngoài hoặc ngược lại. Virus cúm, vi khuẩn phế cầu... là những thủ phạm gây ra tình trạng viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp ở người cao tuổi.
Theo thông tin từ Báo Tiền Phong, ngày 5-5, hình ảnh rất đông bệnh nhân đã xếp hàng chờ khám tại một bệnh viện ở Hà Nội với nhiệt độ lên đến 37 độ C càng tăng thêm sự oi bức ngột ngạt.
Từ sáng sớm, tại khu vực khám bệnh Bệnh viện Việt Đức, hàng trăm bệnh nhân, người nhà ngồi chờ đợi đến lượt đăng ký vào khám bệnh. Bệnh nhân chờ đợi chật kín trước nhà C là khu đón tiếp bệnh nhân. Tại khu vực này, lúc nào cũng đông kín người ngồi chờ xếp số chờ đến lượt vào làm thủ tục nhập viện.
Dọc hành lang khu chụp X-quang, chụp Cộng hưởng từ bệnh nhân nằm xe cáng, ngồi xe lăn xếp hàng dài chờ đến lượt vào chụp, chiếu. Xe cáng bệnh nhân phải len lỏi đi qua dòng người đông đúc mới có thể vào được phòng.
Để hoàn thành một buổi khám, chữa bệnh, người bệnh phải mất cả buổi sáng, thậm chí có thể kéo dài sang cả chiều mới xong.
Thông tin từ Zing News trước đó, nắng nóng gay gắt từ sáng sớm khiến nhiều phụ huynh chật vật dưới thời tiết oi bức để đưa con đi khám bệnh, chờ lấy thuốc.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), nhiều phụ huynh chật vật vừa ôm con, tay xách hành lý, tay che nắng mệt nhọc di chuyển đến các khu vực khám bệnh, lấy thuốc.
Theo bác sĩ Lan Phương thông tin trên Zing, ngày cao điểm (thường mỗi thứ hai hàng tuần và ngày tiết trời oi bức), trẻ lượng đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1 có thể tăng lên đến 4.900 trẻ/ngày. Trong đó, tỷ lệ nhập viện/số trẻ đến khám bệnh dao động từ 5,4 đến 5,8%. Các khu khám bệnh từ khu khám theo yêu cầu, khu bảo hiểm y tế, khu chờ lấy thuốc đều đông đúc từ sáng đến trưa.
Bác sĩ Phương cho biết phần lớn trẻ đến khám do triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, tiêu chảy, nôn ói... Lý do là trong thời tiết nắng nóng, bé dễ bị sốc nhiệt khi ở phòng điều hòa nhiều. Cơ thể bé cũng dễ bị thiếu nước và rối loạn điện giải do bài tiết mồ hôi nhiều, sức đề kháng giảm. Dưới tác động của nắng nóng và tia UV, vi khuẩn, virus phát triển nhanh, trẻ dễ mắc bệnh hô hấp hơn. Ngoài ra, thời tiết nóng khiến thức ăn dễ ôi thiu, từ đó, trẻ dễ gặp vấn đề tiêu hóa.
Cơ quan khí tượng dự báo nắng nóng tiếp tục xảy ra trên diện rộng. Chuyên gia thời tiết nhận định TP.HCM đang vào đợt nắng nóng nhất năm, mức nhiệt cao hơn so với năm ngoái.