Điện Biên: Ghi nhận một bệnh nhân tử vong vì nhiễm khuẩn bạch hầu  

Tin y tế 05/05/2023 13:24

Đây là ca bệnh mới sau nhiều năm chưa ghi nhân tình trạng xảy ra tại Điện Biên, bệnh nhiễm khuẩn cấp tính gây nhiễm trùng, nhiễm độc rất nguy hiểm.

Cụ thể, theo thông tin từ Báo Lao Động, trước đó, ngày 30/4, bệnh nhân S.T.L., trú tại bản Háng Giống, xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông, được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên trong tình trạng sốt cao 39 độ, kèm các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên đã hội chẩn liên khoa và chẩn đoán bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, suy hô hấp, viêm phổi, theo dõi viêm cơ tim chưa loại trừ bệnh bạch hầu - tiên lượng nặng và được điều trị truyền dịch, kháng sinh.

Sau đó khoảng 1 tiếng, bệnh nhân ngừng tuần hoàn, suy hô hấp, viêm phổi nặng, phù phổi, theo dõi viêm cơ tim, chưa loại trừ bạch hầu. Sau 30 phút thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn, bệnh nhân đã tử vong.

Điện Biên: Ghi nhận một bệnh nhân tử vong vì nhiễm khuẩn bạch hầu   - Ảnh 1
Sau 30 phút thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn, bệnh nhân đã tử vong. Ảnh: Lao Động

Hiện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên đang khẩn trương triển khai các biện pháp phòng dịch tại những nơi bệnh nhân đã tiếp xúc, đặc biệt là trường học - nơi bệnh nhân đang học tập và ở nội trú.

Cũng theo Báo Nhân Dân, bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.

Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng, vừa nhiễm độc, các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Điện Biên: Ghi nhận một bệnh nhân tử vong vì nhiễm khuẩn bạch hầu   - Ảnh 2

Cán bộ y tế huyện Nậm Pồ tuyên truyền các biện pháp phòng bệnh đến người dân xã Nà Hỳ. Ảnh: Nhân Dân

Tại Điện Biên, đã rất nhiều năm nay không ghi nhận trường hợp mắc bệnh bạch hầu. Do vậy, ngay sau khi có kết quả công bố bệnh từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng dịch tại các nơi bệnh nhân đã tiếp xúc; đặc biệt là trường học - nơi bệnh nhân đang học tập và ở nội trú.

 

Người phụ nữ mắc lupus ban đỏ hệ thống gần như tàn phế, được các bác sĩ phẫu thuật đi đứng trở lại sau 2 ngày

Người phụ nữ U40 Phát hiện bệnh lupus ban đỏ hệ thống từ năm 2019, đến nay, chị gần như tàn phế, không thể đi lại được.

TIN MỚI NHẤT