Vừa bê mâm cơm lên nhà, nàng dâu bất ngờ khi mẹ chồng gọi xuống dưới bếp chỉ vào một mâm cơm khác đã được dọn sẵn và bảo: "Mình ăn dưới đây con nhé".
- Con bị hóc xương cá, tôi hoảng sợ gọi chồng đưa con vào viện cấp cứu, nhưng anh mặt lạnh tanh buông một câu rồi bỏ đi
- Vừa nhắm mắt hôn vợ tại đám cưới thì bị ăn ngay cái tát trời giáng, rồi cô ấy ôm váy bỏ đi trong ánh nhìn ngỡ ngàng của tất cả quan khách
Cách đây ít giờ, một nàng dâu có tên là G. đã đăng đàn lên một nhóm mạng xã hội và nhận về nhiều lượt quan tâm. Theo đó cô gái cảm thấy ấm ức và có phần không hiểu tại sao đàn bà, phụ nữ lại phải ngồi mâm dưới, còn người nam trong nhà lại chỗm chuệ ngồi mâm trên để ăn cơm.
G. mới lấy chồng được 3 tháng. Ngày còn yêu thì chồng cô thủ thỉ rằng gia đình anh hiện tại còn có anh và mẹ. Người bố đã bỏ đi từ rất lâu và hiện vẫn đăng bặt vô âm tín.
Nhưng lấy anh rồi cô mới vỡ lẽ, hóa ra, bố chồng cô vốn chẳng bỏ đi đâu cả, mà là ông ta đi tù.
Gần đây ông ấy đã hết hạn tù và được thả về nhà. Chuyện chồng không chia sẻ việc bố vướng vòng lao lý thì G. có thể thông cảm được. Nhưng cái cô không bằng lòng nhất đó chính là quy tắc trong gia đình bị thay đổi đột ngột từ khi có sự hiện diện của người đàn ông này.
Chẳng là khi biết bố chồng G. được về nhà, nhiều người thân họ hàng và bà con đến hỏi thăm. Khách khứa đông đến độ đã quá giờ trưa mà nhà cô vẫn không được ăn cơm.
Đến bữa tối thì G. thấy mẹ chồng chuẩn bị 2 mâm cơm riêng biệt. Cô cứ nghĩ nhà có khách nên mẹ chồng mới chuẩn bị cơm nước chu đáo như vậy. Nhưng không, sau khi bưng 1 mâm cơm lên nhà, mẹ chồng G. mới gọi cô xuống bếp và nói rằng: "Mẹ con mình ăn ở dưới này con ạ, trên nhà để bố với chồng con ăn".
G. dù không hài lòng nhưng cô vẫn chấp nhận vì cho rằng chắc hai bố con có nhiều chuyện hàn huyên sau chuỗi ngày dài xa xách. Nhưng khi gặng hỏi mẹ chồng, cô sững người khi biết sự thật.
Mẹ chồng G. cho biết, trong gia đình này, đàn bà phải ngồi dưới bếp ăn cơm. "Từ trước đến giờ mẹ với chị cả (chị của chồng cô đã đi lấy chồng) vẫn phải ăn dưới bếp. Trong thời gian bố đi tù thì mới ăn chung cả nhà thôi" - mẹ chồng G. nói.
Hiện tại, G. cảm thấy hoang mang không biết xử lý ra sao. Cái cô gái lo lắng ở đây không phải là ngồi ăn ở đâu, mà là cô sợ phải sống trong một gia đình gia trường, trọng nam khinh nữ.
Câu chuyện của G nhanh chóng nhận về sự quan tâm chú ý của dân mạng. Đa phần đều cho rằng gia đình này vẫn giữ phong tục cổ hủ. Ngày xưa đói kém, thi thoảng có khách đến chơi nhà, chủ sợ thiếu thức ăn nên trẻ em phụ nữ mới phải lui xuống bếp. Nhưng thời nay còn giữ hủ tục như thế quả là khó chấp nhận.
Bên cạnh đó nhiều người cũng chỉ trích anh chồng đã lừa dối G. về việc bố mình. Đồng ý rằng anh mặc cảm không muốn nói ra nhưng để đến khi lấy cô về rồi mới tiết lộ sự thật thì không đúng. Nếu như G. không thể chấp nhận được việc bố chồng của mình là người từng có tiền án tiền sự thì sao? Hẳn lúc ấy có phải rắc rối hơn không.
Số người khác thì khuyên cô gái nên bàn luận với chồng mình về việc ra ở riêng, hoặc nói chuyện nghiêm túc với cả nhà về việc này.