Rằm tháng Chạp là ngày Rằm cuối cùng của năm cũ, gia chủ cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho ngày này để được lòng Thần Linh, Tổ Tiên phù hộ.
- Qua đêm nay, Thần Tài báo mộng 3 con giáp có lộc lớn, bước chân ra ngõ gặp được quý nhân, chuẩn bị túi 3 gang đựng tiền, tương lai tràn đầy hy vọng
- Đúng 16h30 chiều mai (Rằm tháng Chạp): 3 con giáp trúng số độc đắc, tài khoản nhảy số ầm ầm, tiền đổ về như nước, dư dả ăn Tết linh đình
Rằm tháng Chạp có ý nghĩa như thế nào?
Thực ra Rằm tháng Chạp không hẳn là một ngày quá quan trọng nhưng lại được coi là dịp đặc biệt bởi đây là ngày rằm cuối cùng trong năm, đây là dịp để gia chủ bày tỏ tấm lòng thành với chư vị Thần linh cai quản cũng như lòng thành tôn kính với Tổ tiên.
Người Việt coi mùng 1 Âm lịch là ngày Sóc, còn ngày Rằm là ngày Vọng để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Theo như phong tục truyền thống thì trong những ngày này, các gia đình cúng với ý nghĩa: Ngày mùng 1 là khởi đầu cho một tháng mới may mắn, vạn sự như ý.
Còn với ngày Rằm có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời tức là trong ngày này Thần thánh, tổ tiên thông thương với con cháu, chỉ cần thật tâm cầu nguyện sẽ dễ dàng gửi được nguyện ước của mình với các đấng bề trên.
Tháng Chạp hay còn được gọi là tháng 12 Âm lịch, tháng cuối cùng trong một năm (năm thường) và tháng thứ 13 (năm nhuận). Trong tháng này có những ngày quan trọng như cúng ông Công, ông Táo và cúng Tất nên nên ngày Rằm cũng cần được chuẩn bị kĩ càng, chỉn chu, tươm tất.
Theo tử vi, ngày Rằm tháng Chạp năm Nhâm Dần 2022 sẽ rơi vào thứ Sáu, ngày 5/1/2023 Dương lịch tức ngày Giáp Tý, tháng Quý Sửu, năm Nhâm Dần (là một ngày hoàng đạo)
Lễ cúng Rằm tháng Chạp
Lễ cúng rằm tháng Chạp đầy đủ nhất thường có các lễ vật sau: Hương, hoa tươi, hoa quả tươi, trầu cau, nước sạch, nến. Ngoài lễ chay như trên thì cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Xôi (hoặc bánh chưng), thịt gà luộc, khoanh giò/chả, các món mặn khác như canh, đồ xào…
Với lễ cúng mặn, gia đình nào muốn bày biện tươm tất hơn thì có thể chuẩn bị các món ăn truyền thống như xôi gấc tượng trưng cho sự may mắn, gà luộc đại diện cho sự sung túc, giò/chả, nem rán, các món xào, món canh măng miến hoặc có thể thêm bánh chưng (hương vị đặc trưng của ngày Tết).
Lễ cúng rằm tháng Chạp không cần quá cầu kỳ nhưng gia chủ phải thành tâm, thành ý thì mới được. Cúng rằm tháng Chạp là nghi lễ tâm linh tưởng nhớ, thức tỉnh và gửi gắm nhiều hy vọng. Trong lễ cúng này, các gia chủ chủ yếu cầu khấn về sức khỏe, may mắn, bình an cho cả gia đình.
Trong ngày rằm tháng Chạp, ngoài việc bày biện sửa lễ vật cúng rằm, tùy theo phong tục của từng địa phương, một số gia đình còn làm thêm sớ cầu an tại chùa cho các thành viên trong gia đình. Theo các nhà sư, trong ngày rằm tháng Chạp cần giữ cho tâm hồn thanh tịnh, sạch sẽ.
Những kiêng kỵ trong ngày Rằm
Tránh để nhà cửa ẩm ướt, rêu mốc
Ngoài việc không an toàn và mất vệ sinh ra thì nhà bị ẩm ướt, rêu mốc mọc đầy còn là dấu hiệu của tà khí. Chính vì thế, trước khi bước sang năm mới, bạn nên xem lại nhà cửa, chỗ nào cần sửa chữa thì kịp thời sửa sang, tránh để vận xui kéo qua năm mới.
Người ta còn kiêng kị trong tháng Chạp vào viện, dễ mang chướng khí, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu chẳng may đau ốm phải nằm viện thì khi xuất viện về nhà, bạn hãy làm mẹo để bỏ xui rủi lại phía sau. Hãy ghé vào một nơi nào đó thay quần áo mới rồi mới về nhà, những điều xui xẻo sẽ không bám theo bạn về nhà cũng như sang năm mới.
Kiêng câu cá ngày trăng tròn
Ngày Rằm, đặc biệt là rằm tháng Chạp, người ta thường không đi câu cá, bởi theo quan niệm tâm linh của người Việt việc câu cá vào ngày Rằm sẽ mang lại vận hạn đen đủi, xui rủi cho người đi câu.
Có lý giải khác nữa là ngày Rằm và ngày mùng 1 người dân kiêng sát sinh, còn mua cá, cua, ốc... phóng sinh cầu an. Vì vậy câu cá sẽ dẫn tới sát sinh, đi ngược lại hướng dẫn và tâm thiện của đạo Phật, nên cần hạn chế và năng làm việc thiện lành. 2 ngày này theo quan niệm xưa có những bí ẩn về tâm linh, phong thủy khá linh nghiệm nên kiêng được thì càng tốt để cầu may mắn, bình an.
Kiêng kị chuyện phòng the
Ngày Rằm và mùng 1 dân gian kiêng kị chuyện phòng the, đặc biệt là ngày Rằm tháng Chạp vì sợ quá mệt mỏi, lo lắng... mà xảy ra tai nạn phòng the.
Các quan niệm theo dân gian được nhiều người dân tin theo là các kinh nghiệm được truyền miệng, truyền lại có cái vẫn đúng, có cái ngày nay không còn phù hợp nữa, nhưng nhiều người vẫn khuyên nhau cứ kiêng, hoặc hạn chế mắc phải vì "có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Còn đúng hay sai, thực hư thế nào thì chưa có chứng nghiệm khoa học nào cả. Vì vậy "chuyện ấy" ngày Rằm tháng Chạp kiêng hay không tùy quan niệm mỗi người.
Không nên trồng cây có âm khí trong nhà
Theo dân gian, cây dâu tằm, cây tre, trúc, bạch đàn, hoa huệ, xương rồng… là những cây có nhiều âm khí, không thích hợp trồng trong nhà vì sẽ mang tới những điều không may cho gia chủ. Hãy chọn những loại cây phong thủy cát tường vượng vận tăng phúc để tăng thêm vận khí cho gia đình mình mà vẫn đẹp nhà đẹp cửa.
Kiêng đổ vỡ
Vào ngày rằm, nhất là rằm tháng Chạp các cụ xưa cực kì kiêng kị làm vỡ bát đĩa – bởi theo quan niệm dân gian, những ngày này mà bát đĩa vỡ mẻ là điềm báo xui rủi, kém may mắn .
Bát đĩa vỡ còn tượng trưng cho gia đình lục đục, vẫn biết chẳng ai cố tình đập vỡ bát nhưng tới tháng Chạp, bạn hãy cẩn thận với bát đĩa trên tay mình nhé.
Hạn chế cho vay mượn
Ngày rằm tháng Chạp còn được gọi là ngày Vọng vong, là thời điểm Mặt trăng và Mặt trời gần nhau nhất theo quan niệm dân gian. Các cụ xưa thường dạy trong ngày này phải giữ cho tâm hồn thanh tịnh, sạch sẽ.
Một điều cần chú ý trong ngày rằm đặc biệt cuối cùng của năm này là các bạn không nên vay mượn người khác. Vay tiền vào ngày này có thể trở thành khoản nợ lớn, ảnh hưởng đến vận tài lộc trong năm mới của bạn. Việc kiếm tiền khó khăn trắc trở, làm ăn kém suôn sẻ, may mắn thì ít mà xui xẻo thì nhiều, dễ thua lỗ, tán gia bại sản.
* Thông tin trong bài mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!