Khi bạn có các triệu chứng đau một bên mông phải thường xuyên thì bạn nên tìm hiểu và xác định nguyên nhân kịp thời để tránh biến chứng của một số bệnh lý nghiêm trọng.
- Đau vùng xương chậu bên phải, cần hiểu đúng để chăm sóc sức khỏe kịp thời!
- Đau bụng co thắt, tiềm ẩn nhiều bệnh lý và biến chứng nguy hiểm
Đau nhức vùng mông
Đau mông là triệu chứng bình thường dễ gặp khi bạn giữ vị thế ngồi quá lâu và thường xuyên, có tiền sử bị đau về xương khớp, bị mỏi cơ dồn nén … không khó gặp ở bất cứ người nào. Tuy nhiên những cơn đau nhức vùng mông cũng báo hiệu rất nhiều bệnh lý về xương khớp nguy hiểm. Vậy các biểu hiện đau nhức vùng mông, đau một bên mông phải, đau một bên mông bên trái dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh lý nào?
Đau mông là bệnh gì?
Đau mông gây khó khăn trong nhiều hoạt động: ngồi, cúi, thậm chí cả đi lại… Khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và rất dễ mỏi mệt. Thông thường các bệnh xương khớp gây nên những cơn đau buốt khắp cơ mông (hai bên mông), hoặc thậm chí một bên. Bệnh lý cũng khó chẩn đoán và rất dễ gây nhầm lẫn. Khi bạn bị những cơn đau kéo dài ảnh hưởng nhịp sống, việc thăm khám ở các cơ sở uy tín là việc nên làm ngay.
Nguyên nhân gây đau mông
Có nhiều bệnh lý về xương khớp hoặc một số bệnh lý khác đều có thể gây những cơn đau mông. Nhưng có thể kể tên các bệnh lý hay gặp như:
Đau thần kinh tọa
Thần kinh tọa dây thần kinh dài nhất cơ thể kéo dài từ phần thắt lưng xuống đến hai chân. Khi dây thần kinh này bị chấn thương sẽ gây ra một số cơn đau nhức dọc theo đường mà dây thần kinh này chạy qua.
Người bị đau mông do đau thần kinh tọa thường có các biểu hiện như:
- Cơn đau lan khắp vùng mông rồi kéo dài lan xuống phía sau đùi, xuống đến bàn chân. Các cơn đau có xu hướng đau âm ỉ, đau nhói, đau buốt và kéo dài.
- Những người bị đau hai bên mông do đau thần kinh tọa sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi đi bộ hay được nằm nghỉ ngơi một chỗ. Tránh không đứng cố định một chỗ quá lâu hoặc làm việc có thời gian đứng quá lâu.
Thoát vị đĩa đệm
Theo tài liệu về bệnh lý, thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị chệch hoặc chồi ra khỏi vị trí hai đốt sống dẫn đến tình trạng hệ thống thần kinh xung quanh bị chèn ép nặng. Bệnh thoát vị đĩa đệm chủ yếu do ngồi sai tư thế, chấn thương, hoặc vận động mạnh sai cách mà hình thành.
Đau hai bên mông do đau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm cần được thăm khám kịp thời và có phương pháp điều trị để tránh các biến chứng xảy ra.
Viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch là khi bao chứa dịch xung quanh khớp và đệm cho xương bị viêm sưng. Những vùng có chứa bao hoạt dịch như khớp xương chậu, vai, khớp, háng, khuỷu tay là thường bị ảnh hưởng nhất. Khi cơ thể bị viêm bao hoạt dịch ở vùng khớp háng và xương chậu sẽ gây các cơn đau cơ mông.
Viêm khớp vùng chậu, vùng khớp vùng xương cùng
Khớp cùng - chậu là phần kết nối giữa xương cùng và xương chậu. Khi khớp này bị viêm có thể gây đau ở phần thấp của lưng và cơn đau có thể lan xuống mông và chân.
Do chấn thương khi hoạt động, chơi thể thao
Khi cử động quá mạnh, bị chấn thương hoặc va đập gây ra vết bầm tím hoặc tổn thương. Vết bầm gây ra do sự phá hủy các mạch máu dưới da gây máu thoát ra ngoài. Các hoạt động dễ bị chấn thương vùng mông như ngã trong khi trượt patin hoặc bị chấn thương khi đá banh, té trong khi chạy.
Vùng mông được cấu tạo bởi 3 cơ: cơ mông lớn, cơ mông nhỡ và cơ mông bé. Bạn có thể dãn một trong những cơ này nhưng nếu dãn quá mức thì có thể gây rách cơ rất nguy hiểm.
Hiện tượng đau một bên mông
Đôi khi các cơn đau ở cơ mông, vùng mông nhưng có khi lại chỉ xuất hiện đặc trưng ở một bên mông. Các cơn đau một bên cũng có biểu hiện đau nhức, âm ỉ kéo dài, buốt từ phía trong, cũng gây rất nhiều khó khăn và khó chịu trong quá trình ngồi hay hoạt động. Sự chèn ép gây khó chịu hơn nhiều nếu bạn ngồi hoặc ngồi xổm.
Nguyên nhân bị đau một bên mông
Nguyên nhân chính khiến dẫn đến việc bị đau một bên mông là bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Đặc biệt vị trí thoát vị càng gần đốt xương cụt thì lại càng khiến cơn đau mông diễn ra nặng nề hơn. Khu vực vùng thắt lưng – vùng chậu chứa rất nhiều dây thần kinh và rễ thần kinh của cơ thể. Vì thế, khi đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí ban đầu, nó sẽ chèn ép vào khu vực xung quanh và gây đau nhức, tề bì ở mông, hông và đùi.
Triệu chứng đau một bên mông
Đau 1 bên mông do thoát vị đĩa đêm khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép, các cơn đau có thể từ nhẹ tới dữ dội, tùy thuộc vào tình trạng sai lệch so với vị trí ban đầu của đĩa đệm. Các cơn đau mông do thoát vị có đặc điểm đau theo cơn, đau nhói, nhức nhối hoặc ê ẩm. Có nhiều trường hợp còn có cảm giác như bị kim chích, dao đâm. Cùng với đó sẽ là hiện tượng tê mỏi, mất cảm giác ở một bên chân.
Ban đầu người bệnh có thể xuất hiện những cơn đau đột ngột với mức độ vừa phải, trong tầm chịu đựng và không ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động. Cơn đau sẽ âm ỉ kéo dài từ 5 ngày đến 3 tuần. Thông thường, bệnh nhân muốn thuyên giảm tình trạng bị đau một bên mông cần phải sử dụng thuốc giảm đau. Đến khi bệnh lý nghiêm trọng đồng nghĩa với việc các cơn đau trở nên trầm trọng hơn, chúng sẽ kéo dài và trở nên dữ dội khiến bệnh nhân rất khó khăn hoặc không thể làm được gì, thậm chí cả những lúc được nằm nghỉ ngơi.
Bị đau một bên mông phải
Như trên đã nói khi cơ thể gặp vấn đề về xương khớp, bị thoát vị đĩa đệm gây chèn ép lên dây thần kinh tọa rất dễ gây đau vùng cơ mông hoặc đau nhói một bên mông, có thể là bên trái hoặc bên phải tùy theo vị trí đĩa đệm bị lệch.
Khi bị đau một bên mông phải mà các cơn đau diễn tiến ngày một thường xuyên mà mức độ tăng dần thì bạn không thể xem đây là một dấu hiệu bình thường của sự mỏi mệt hay va chạm. Bạn cần nên đến ngay cơ sở thăm khám gần nhất để chụp chiếu về xương khớp, được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra phác đồ điều trị và phương án chữa trị phù hợp nhất, giúp bạn sớm lành bệnh và trở lại hoạt động, làm việc bình thường.
Bà bầu bị đau một bên mông
Sự thay đổi đột ngột nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ khi mang thai dẫn đến sự mất cân bằng nhất thời. Điều đó khiến cơ lưng của mẹ bị tác động khiến ra, phần gân từ mông tới chân bị ảnh hưởng và có thể bị tắc nghẽn trong thời gian ngắn, sinh ra hiện tượng đau nhức vùng mông, đau một bên mông khi ngồi hoặc di chuyển.
Trong quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, cùng sự gia tăng cân nặng trong thai kỳ làm tăng sức ép lên vùng xương chậu sinh ra các tình trạng nhức mỏi vùng xương chậu,hoặc có cảm giác ê buốt âm ỉ khắp vùng hông – mông, cảm giác chạy dài từ bụng dưới, từ vùng mông cho đến hai chân.
Thường thì càng về những tuần cuối thai kỳ, nhất là khi thai nhi 36 tuần tuổi trở đi cũng là lúc cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ, các cử động của bé cũng liên tục hơn, các cử động co bóp dần xuất hiện để chuẩn bị cho thai nhi chào đời. Điều này khiến cho máu dồn về vùng xương chậu nhiều hơn, gây sức ép lên các dây thần kinh sinh ra biểu hiện ê mông, đau mỏi vùng mông hoặc một bên mông.
Tuy nhiên nếu là triệu chứng bình thường trong thai kỳ thì hoàn toàn yên tâm và mẹ bầu cần tránh hoạt động và nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Nhưng nếu các cơn đau xuất hiện với tần suất dày, đau nhói, dữ dội từng cơn hoặc liên tục mẹ nên đến bệnh viên hoặc cơ sở thăm khám uy tín để được khám chữa và tìm ra nguyên nhân cụ thể. Trong trường hợp mang thai nếu mắc các bệnh lý mẹ sẽ được các bác sĩ tư vấn cụ thể về cách chữa trị cũng như phác đồ điều trị chuyên biệt.
Đau một bên mông phải, hay đau cả vùng mông đều gây ra những khó khăn và bất tiện nhất định trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngay. Để chấm dứt tình trang trên bạn nên biết rõ nguyên nhân để khắc phục cũng như cách chữa trị khi bị bệnh lý. Chúc các bạn luôn khỏe!