Không nên xem thường những cơn đau vùng xương chậu bên phải, triệu chứng có thể không rõ ràng, nguyên nhân dễ nhầm lẫn nhưng tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm.
- Trào ngược dạ dày nên ăn gì để ngăn chặn nguy cơ biến chứng
- Tổng hợp bài thuốc chữa đau lưng, nhức mỏi hiệu quả trong dân gian
Đau nhói vùng xương chậu bên phải
Đau vùng xương chậu bên phải sẽ khiến người bệnh ê buốt khó ngồi, đi lại khó khăn thậm chí là không cả nằm nghỉ ngơi được. Triệu chứng đau xưng chậu bên phải thường cảnh báo tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Thông thường tình trạng đau hay âm ỉ kéo dài trong 1 khoảng thời gian nhưng cũng có những trường hợp cơn đau cấp tính, dữ dội xuất hiện nhanh rồi tự giảm.Theo các bác sĩ hầu hết những cơn đau ở vùng hông bên phải đều liên quan trực tiếp hoặc chịu biến chứng từ vấn đề của cột sống và các dây thần kinh. Ngoài ra còn do những bệnh lý xuất hiện từ sự tổn thương ở thận. Đau xương chậu bên phải có thể do gặp phải chấn thương trong quá trình lao động, làm việc hàng ngày hoặc do thoái hóa, loãng xương…
Thực tế điều trị ở nhiều bệnh viện và các địa chỉ y tế cho thấy nếu không giải quyết được những cơn đau vùng xương chậu bên phải dứt điểm thì rất có thể người bệnh sẽ chuyển qua giai đoạn mãn tính, đến lúc này sẽ khó chữa khỏi hơn. Chưa kể đến các biến chứng gây tê liệt dây thần kinh, mất cảm giác vùng hông thậm chỉ là liệt nửa người.
Để giải quyết những cơn đau vùng xương chậu bên phải hoặc đau hông phải người bệnh cần được can thiệp một cách từ từ, điều trị “từ gốc đến ngọn” theo chu trình giảm đau - hạn chế triệu chứng - điều trị dứt điểm bằng cách:
- Hạn chế lạm dụng các loại thuốc giảm đau để tránh tác dụng phụ của thuốc.
- Tránh vận động mạnh, những tổn thương liên quan đến cột sống đặc biệt là ở vùng xương chậu, vùng hông
- Không nằm, ngồi về bên phải quá lâu, quá nhiều cần thay đổi tư thế nằm hoặc ngồi liên tục.
- Áp dụng điều trị bằng các phương pháp bảo tồn từ thành phần thảo dược tự nhiên tác dụng sâu.
- Bổ sung các dưỡng chất, khoáng chất vi lượng cần thiết cho quá trình hoạt động và duy trì chức năng của xương khớp, tránh tình trạng loãng xương…
Đau do viêm khớp xương chậu
Cơn đau xuất phát tại vùng chậu chủ yếu là do viêm khớp vùng chậu. Viêm khớp vùng chậu là tình trạng viêm xuất hiện tại 2 khớp cùng chậu, các khớp này nối liền giữa xương cùng cụt dưới cột sống thắt lưng và phía sau 2 xương cánh chậu. Khi bị viêm khớp cùng chậu, người bệnh sẽ thấy đau âm ỉ vùng cột sống thắt lưng lan dần xuống vùng giữa 2 mông, đùi.
Nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng khó lường như teo cơ mông, đùi, bệnh viêm khớp dạng thấp, dính khớp, biến dạng khớp thậm chí là tàn phế.
Các nguyên nhân chủ yếu:
- Bệnh cột sống: Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, viêm xương khớp cột sống,… gây tổn thương tại khớp ngoại vi, cột sống.
- Bệnh đường ruột: Viêm đại trực tràng chảy máu, bệnh Whipple,… là những bệnh lý làm tăng nguy cơ viêm khớp cùng chậu.
- Mang thai: Quá trình mang thai khiến vùng tiểu khung bị chèn ép gây ứ huyết tại khung chậu, bàng quang chịu áp lực gây nhiễm khuẩn ngược dòng đến vùng xương cùng chậu, hình thành bệnh viêm khớp cùng chậu.
- Chấn thương: Tai nạn, va chạm gây tổn thương khớp cùng chậu, nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến viêm khớp cùng chậu.
- Nhiễm trùng: Trong một số ít trường hợp các khớp cùng chậu bị nhiễm trùng do yếu tố vi khuẩn, virus xâm nhập cơ thể.
Triệu chứng viêm khớp vùng chậu điển hình:
- Cơn đau xuất hiện tại vùng xương cùng cột sống thắt lưng rồi lan xuống mặt sau đùi, mông nhưng cơn đau do bệnh viêm khớp cùng chậu thường không bao giờ đau qua vùng đầu gối như bệnh xương khớp khác.
- Cơ cứng, bỏng rát khung chậu: Bệnh nhân thấy cơ cứng vùng khung chậu sau khi ngủ dậy, thậm chí thấy bỏng rát, khó chịu tại xương chậu.
- Các triệu chứng bệnh viêm khớp vùng chậu có thể đi kèm khác: thấy buồn nôn, nôn, mất ngủ, tâm trạng bồn chồn, lo lắng và rét run người. Đối với chị em khi bị viêm khớp vùng chậu còn thấy đau bụng dưới âm ỉ, tiết dịch hoặc chảy máu âm đạo bất thường.
Khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bệnh viêm khớp cùng chậu trên, bệnh nhân cần đến bệnh viện để kiểm tra, xác định bệnh lý và có cách chữa trị phù hợp.
Đau xương chậu ở phụ nữ mang thai
Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là vùng xương chậu. Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn sản xuất một loại hormone gọi là relaxin có tác dụng làm mềm dây chằng để giúp em bé có thể vượt qua xương chậu khi chuyển dạ. Điều này cũng đồng nghĩa các khớp trong khung chậu của bạn tự nhiên trở nên lỏng lẻo hơn. Tuy nhiên, phần lớn mức độ cơn đau đều nằm ở mức trung bình và có thể kiểm soát được.
Các chuyên gia cho rằng đau xương chậu khi mang thai xảy ra khi cơ thể bạn không thích nghi tốt với việc dây chằng trở nên lỏng lẻo. Ngoài ra, đau xương chậu có thể xuất hiện bởi:
- Các khớp trong xương chậu của mẹ bầu di chuyển không đều.
- Có sự thay đổi do cơ hoạt động hỗ trợ các khớp xương chậu.
- Một khớp xương chậu không hoạt động tốt và gây đau nhức.
- Vùng xương chậu bị đau hoặc đau khớp vùng chậu trước khi mang thai hoặc bị chấn thương vùng xương chậu trước đây.
- Bị thừa cân khi mang thai.
Đau xương mông
Xương mông hay còn gọi là xương cụt. Xương cụt là xương rất nhỏ ở phần cuối của cột sống. Nó có tác dụng quan trọng giúp giữ cân bằng khi bạn ngồi và cố định các nhóm cơ, gân, dây chằng xung quanh. Đau xương cụt có thể xảy ra khi bạn ngồi quá lâu hoặc đang ngồi mà đứng lên đột ngột dẫn đến xương cụt bị nén quá lâu. Đau cũng có thể xảy ra khi gặp những tổn thương từ bên ngoài như: bị ngã đập mông xuống đất hoặc va đập vào thành, góc các đồ vật, dụng cụ…
Nguyên nhân bệnh lý
- Viêm âm đạo.
- Vị trí tử cung bất thường.
- Khối u. Điều này xảy ra khi các khối u như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u ở cột sống thắt lưng phát triển to dần dẫn đến chèn lên dây thần kinh gây đau.
- Những bệnh lý xảy ra ở hệ tiết niệu như viêm thận mãn, viêm thận cấp, viêm đường tiết niệu, sỏi thận có thể là nguyên nhân gây đau xương cụt. Ngoài ra, bị sỏi kết hạch hay có khối u trong hệ tiết niệu cũng có thể gây ra đau ở xương cụt.
Nguyên nhân sinh lý
- Đau xương cụt cũng có thể xảy ra do nguyên nhân vòng tránh thai bất thường như kích cỡ không phù hợp, độ đàn hồi của vòng tránh thai quá lớn, vị trí của vòng tránh thai bị lệch…
- Phụ nữ cao tuổi. Đau xương cụt kèm đau thắt lưng cũng có thể xảy ra do tử cung bị giãn ra, tử cung hạ thấp xuống.
- Khi phụ nữ mang thai thì trọng tâm cơ thể dồn về phía sau làm thay đổi kết cấu của các khớp nhỏ ở đốt sống lưng khiến các cơ, màng gân và dây chằng. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng đau nhức xương cụt.
- Những nguyên nhân sinh lý khác có thể gây đau xương cụt như chu kỳ kinh nguyệt, do khoang chậu sung huyết, tử cung xuất
Cách giảm đau và điều trị đau xương cụt (xương mông)
- Nếu bị đau xương cụt do nguyên nhân cơ học, sinh lý thì tình trạng đau sẽ tự biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, để giúp giảm đau nhanh hơn thì người bệnh có thể áp dụng những phương pháp dưới đây:
- Hơi ngả người về trước khi ngồi
- Ngồi lên gối hay nệm hình chữ V, nằm nghỉ ngơi nhiều hơn đồng thời kết hợp với một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất
- Chườm nóng hay lạnh vào khu vực đau. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau tạm thời, nhưng tránh lạm dụng và cần sử dụng loại thuốc phù hợp, tránh tác dụng phụ.
- Vật lý trị liệu kết hợp xoa bóp các huyệt đạo.
Khi tất cả các biện pháp trên đều không hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đưa ra phương án phẫu thuật nếu cần.
Qua bài viết này cho ta thấy nếu có các cơn đau vùng xương chậu bên phải, toàn vùng châu, đau xương cụt ta nên theo dõi kỹ cơ thể và cần đến ngay trung tâm y tế để được chẩn đoán, chữa trị kịp thời nếu các cơn đau dày lên và cường độ mạnh hơn.