Đau vùng bụng dưới bên phải là bình thường hay bất thường?

Sức khỏe 03/10/2019 17:25

Những cơn đau vùng bụng dưới bên phải không hiếm gặp trong chúng ta, đặc biệt ở phụ nữ mang thai. Cùng tìm hiểu để biết đâu là nguyên nhân và cách khắc phục.

dau-vung-bung-duoi-ben-phai-1
Đau vùng bụng dưới bên phải là biểu hiện rất dễ gặp ở nhiều người - Ảnh minh họa: Internet

Đau vùng bụng dưới bên phải ở nữ

Tình trạng đau vùng bụng dưới ở nữ giới thường rất dễ gặp, nên cũng rất hay bị nhầm lẫn là trường hợp đau bụng hay rối loạn bình thường. Hiện tượng đau xuất hiện nhiều hơn vào chu kỳ kinh nguyệt… Và vị trí xuất hiện thường là đau vùng bụng dưới phía bên phải, đây cũng là dấu hiệu rất dễ bỏ qua và nhầm lẫn với một số bệnh lý.

dau-vung-bung-duoi-ben-phai-2
Cơn đau vùng bụng dưới bên phải rất hay gặp ở nữ - Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng đau vùng bụng dưới bên phải

Ở một số người đó là những cơn đau nhẹ rồi giảm dần, cũng có người bị đau nhói hoặc cơn đau âm ỉ suốt chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên nếu không chỉ xuất hiện định kỳ trong chu kỳ kinh nguyệt, nếu bạn gặp tình trạng thường xuyên đau vùng bụng dưới bên phải, các cường độ đau tăng giảm thất thường nhưng không hề suy giảm, gây ảnh hưởng và khó khăn trong cuộc sống và công việc. Lúc này, bạn cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, siêu âm, chụp chiếu để đánh giá tình trạng bệnh lý đưa ra phương hướng điều trị và lời khuyên phù hợp nhất.

Khi phát hiện mình bị đau bụng dưới bên phải, bạn tuyệt đối không được tự ý mua và dùng thuốc tùy tiện mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Đau vùng bụng dưới bên phải là bệnh gì?

Đau vùng bụng dưới bên phải là bệnh gì thì còn dựa trên các biểu hiện đặc trưng của mỗi loại bệnh mà đưa ra nhận xét và phương thức điều trị phù hợp.

Các bệnh về đường tiêu hóa

Bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như viêm đại tràng, tắc ruột cũng là những nguyên nhân gây ra đau bụng dưới bên phải. Các cơn đau thường đi kèm với triệu chứng như: bụng cứng, thường xuyên muốn đi đại tiện, tiêu chảy, đại tiện phân lỏng gây mất nước thường xảy ra khi ăn phải đồ lạ, đặc biệt là đồ ăn lạnh.

Viêm Ruột Thừa

Cảm giác bắt đầu đau phần trên và xung quanh rốn, cảm giác đau tăng và có thể lan rộng dần xuống cả vùng bụng dưới bên phải, đau nhói khi dùng tay ấn vào, cơ thể ra mồ hôi hoặc có thể sốt nhẹ, bụng sưng, khó chịu.

dau-vung-ben-duoi-ben-phai-3
Bệnh viêm Ruột Thừa có triệu chứng biểu hiện gây các cơn đau vùng bụng dưới bên phải - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh Gan

Gan nằm ngay giữa cơ hoành ở phần trên, bên phải ổ bụng, đằng sau xương sườn. Bệnh lý về Gan gây đau dải mạn sườn bên phải, đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng. Chính vì vị trí gần với các cơ quan khác nên bệnh Gan gây ảnh hưởng cũng như dễ đau lan ra các bộ phận khác.

Sỏi Niệu Quản

Sỏi Niệu Quản là khi các tinh thể cứng do các khoáng chất khó tan trong nước tiểu lắng đọng, kết tinh bên trong túi thừa niệu quả hoặc do sỏi thận di chuyển xuống và mắc kẹt trong ống Niệu Quản. Là căn bệnh thường xuất hiện với các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội từ sườn phải xuống vùng bụng dưới. Đặc biệt, vùng bụng dưới đau nặng hơn khi vận động. 

Các bệnh phụ khoa

Chị em bị đau vùng bụng dưới bên phải có thể là do các bệnh phụ khoa như:

Đau bụng kinh: Nếu chị em bị đau bụng dưới bên phải kèm hiện tượng ra máu trong chu kỳ kinh nguyệt thì là đau bụng kinh bình thường ở nữ giới, hiện tượng sẽ giảm dần đến hết kỳ. Nguyên nhân là do tử cung co bóp để đẩy máu ra ngoài, biểu hiện ở mỗi người một khác và không phải ai cũng gặp tình trạng đau bụng kinh.

Thai ngoài tử cung: Đau dữ dội một bên vùng bụng dưới.Hầu hết ở người mang thai ngoài tử cung, hiện tượng ra máu này lại kéo dài, máu có màu đỏ thẫm. Chỉ có một số ít trường hợp mang thai ngoài tử cung không có dấu hiệu ra máu bất thường.

dau-vung-bung-duoi-ben-phai-4
Vị trí bất thường khi thai nằm ngoài tử cung - Ảnh minh họa: Internet

U nang buồng trứng: Đau bụng bên phải (u nang buồng trứng phải) hoặc trái (u nang buồng trứng trái) kèm theo rối loạn kinh nguyệt. Bệnh phát hiện khi bác sĩ nắn bụng và tiến hành soi âm đạo.

Viêm ống dẫn trứng: Ống dẫn trứng (vòi trứng) bị viêm vì một lý do nào đó khiến cho hại khuẩn có cơ hội tấn công và xâm nhập vào bộ phận này. Bệnh gây đau bụng dưới bên phải (cụ thể hơn là vùng chậu), cơn đau tăng khi giao hợp. Mức độ đau sẽ tăng dần trong những ngày gần có kinh. Chị em cảm thấy tức lưng, đau ngực.

Đau vùng bụng dưới bên phải khi mang thai

dau-vung-bung-duoi-ben-phai-5
Mang thai là một niềm vui đối với bất cứ người mẹ nào - Ảnh minh họa: Internet

Phụ nữ khi trong giai đoạn mang thai thường có những thay đổi về sức khỏe, cũng thường gặp các cơn đau vùng bụng dưới bên phải. Khác với những cơn đau bụng bình thường hay đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt, các cơn đau bụng này thường xảy ra ở vùng bụng dưới, không quá thường xuyên và dữ dội mà luôn âm ỉ trong một khoảng thời gian rồi biến mất (thường là khoảng 2 đến 3 ngày thì sẽ hết). Tùy thể trạng của mỗi bà bầu mà có hay không tình trạng đau bụng dưới bên phải, thời gian đau và mức độ đau ở mỗi cơ thể bà bầu cũng khác nhau.

Tình trạng này dễ gặp và cũng hoàn toàn bình thường khi mẹ có sự thay đổi trong thời kỳ mang thai. Đó có thể là báo hiệu của việc thụ thai thành công và bào thai đang trong giai đoạn làm tổ tại tử cung, giúp cho các bà mẹ nhận biết được một sinh linh đã được hình thành.

Tuy nhiên nếu được theo dõi kĩ khi mẹ bầu bị đau bụng dưới bên phải mà có thêm các biểu hiện bất thường khác thì sẽ cần lưu tâm và đáng quan ngại vì có khả năng cao mẹ đã bị sảy thai, dọa sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Nếu những con đau trở nên dữ dội từng đợt, âm ỉ kéo dài,… Lúc này, mẹ cần phải đến gặp bác sĩ ngay để khám và có được chẩn đoán chính xác.

dau-vung-bung-duoi-ben-phai-6
Do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ các mẹ thường hay gặp tình trang đau bụng dưới bên phải - Ảnh minh họa: Internet

Các nguyên nhân đau bụng dưới bên phải khi mang thai

- Nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bị đau bụng dưới phần lớn là từ việc cơ thể có sự thay đổi từ bên trong, chuyển đổi mọi hoạt động trong cơ thể như co giãn tử cung, giãn dây chằng, căng tức ngực, thay đổi nồng độ hormone, đau lưng, thay đổi cân nặng, ốm nghén… để tạo điều kiện kịp thời thích ứng với sự xuất hiện của thiên thần nhỏ, chuẩn bị để nuôi dưỡng bào thai.

Chính vì nó là hiện tượng bình thường khi mang thai với sự thay đổi nội tiết tố, cân nặng cũng như thói quen của mẹ, nên cũng rất dễ nhầm lẫn hoặc xem thường so với các bệnh lý khác. Ngoài những yếu tố dấu hiệu thai kỳ thì khi mẹ bị đau vùng bụng dưới bên phải cũng có thể đang gặp các tình trạng sau:

Tình trạng đầy bụng: Cơ thể có nhiều thay đổi khi mang thai, hoặc do ăn uống chưa phù hợp sẽ khiến các bà bầu đầy bụng, khó tiêu khiến cho hoạt động của nhu động ruột giảm đáng kể gây nên các cơn đau ở vùng bụng dưới bên phải

Tình trạng táo bón: phụ nữ mang thai cũng có thể gặp phải chứng táo bón bởi sự tăng lên của nội tiết tố, chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Khi đó, các cơn đau bụng từ bụng dưới phía bên phải sẽ xuất hiện theo gây cho mẹ không ít khó chịu.

Tình trạng đau dây chằng: khi em bé phát triển thì tử cung cũng sẽ giãn ra theo. Việc thay đổi kích thước của tử cung cũngđồng thời khiến cho dây chằng xung quanh giãn ra và vì thế mà những cơn đau lâm râm tại vùng bụng dưới cũng xảy đến.

Tình trạng co thắt giả (Braxton Hicks): là việc co thắt giả khiến bà bầu đau bụng dưới bên phải thường chỉ diễn ra khi mẹ đã bước vào giai đoạn cuối thai kỳ. Bởi thời điểm này là lúc tử cung bắt đầu hoạt động co thắt của mình để chào đón em bé ra thế giới bên ngoài.

Qua bài viết trên mong bạn sẽ nhận biết rõ hơn các cơn đau vùng bụng dưới bên phải, đâu là triệu chứng đau sinh lý bình thường, khi nào là bệnh lý bất thường cần đến bác sĩ thăm khám. Chúc các bạn luôn khỏe!

Trào ngược dạ dày nên ăn gì để ngăn chặn nguy cơ biến chứng

Là một căn bệnh vô cùng phổ biến ngày này. Chúng ta cần biết trào ngược dạ dày nên ăn gì để góp phần điều trị, khắc phục và hồi phục sức khỏe một cách tốt nhất

TIN MỚI NHẤT