Quan niệm về việc ăn thực phẩm ít chế biến như: luộc, hấp để giảm cân bỗng ăn sâu vào tiềm thức mỗi người.
- Quý ông có 3 thói quen sau dễ mắc bệnh thận, 2 trong số đó còn dễ tăng huyết áp và tim mạch
- Không phải bia rượu, những món ăn có thể ‘tàn phá’ lá gan, quen thuộc trong bữa ăn của người Việt
Chế độ ăn trên được chỉ ra đúng đắn nếu bạn áp dụng ở một mức vừa phải và vẫn tìm kiếm, bổ sung những nguồn thức ăn chứa các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Không phải chỉ ăn đồ luộc trường kì là tốt. Bạn có thể đang nghĩ đó là cách giúp cơ thể thải độc, thanh lọc cơ thể. Tuy nhiên, bạn có thể bị phản tác dụng do những yếu tố sau.
1. Thiếu chất béo
Chất béo là chất thiết yếu, có mặt ở màng tế bào và các màng nội quan của tế bào như nhân và ti thể, vì vậy đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của tế bào. Chất béo cũng có vai trò trong dự trữ năng lượng, điều hòa hoạt động, bảo vệ cơ thể trước những thay đổi về nhiệt độ. Ngoài ra, chất béo là dung môi vận chuyển (carrier) các vitamin tan trong dầu mỡ (như vitamin A, D, E và K) đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong các hoạt động sống.
Lượng chất béo được khuyến nghị hàng ngày là 20 đến 30% tổng lượng calo mới đủ cho một cơ thể khỏe mạnh. Nếu thiếu, bạn cũng có thể vướng phải nhiều bệnh tật như: giảm chức năng thị giác, khả năng đáp ứng miễn dịch, tạo máu, tăng trưởng và lão hóa.
Do đó, khi chỉ ăn các thức ăn luộc ít lượng chất béo thiết yếu, bạn có nguy cơ này. Bạn có thể chọn nguồn chất béo từ các loại hạt, các loại quả, các loại cá…
2. Mất cân bằng nội tiết tố
Đồ luộc được chỉ ra việc khiến cơ thể thiếu một lượng chất béo và cholesterol, có tác động quan trọng đến các loại hormone nội tiết, đặc biệt là estrogen của phụ nữ. Khi chỉ ăn luộc, việc thiếu các hormone này khiến cơ thể trở nên rối loạn việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng bên trong, bạn thậm chí còn dễ lão hóa, mệt mỏi trong người, nguy cơ bị trầm cảm, thiếu sức sống.
3. Giảm mật độ xương
Đồ luộc không đủ chất béo trong việc tổng hợp Vitamin D, chất giúp ngăn ngừa loãng xương, giúp cơ thể săn chắc, khỏe mạnh. Quá trình này diễn ra lâu dài khiến bạn dễ mắc các bệnh về xương khớp, nhức mỏi cơ bắp, cơ bắp thiếu sức sống.
4. Thiếu cảm giác no/mất tập trung
Chất béo có thể tạo thêm mùi thơm cho thức ăn, đồng thời kéo dài tốc độ làm rỗng dạ dày và tăng cảm giác no. Do đó, khi chỉ ăn các loại thức ăn luộc, bạn có nguy cơ đói cao hơn. Bạn có thể thiếu năng lượng để làm việc, mất tập trung vì những cảm giác này quấy rầy. Ngoài ra, trí nhớ của bạn có thể kém đi.
5. Dễ bị táo bón
Món ăn luộc thiếu đi lượng dầu giúp bôi trơn ruột, và thiếu dầu có thể làm cho việc đi tiêu trở nên khó khăn. Bạn có thể bị táo bón và nếu nghi ngờ do ăn quá nhiều đồ luộc, bạn có thể tham khảo việc bổ sung một lượng dầu tốt cho cơ thể ngay lúc này.
6. Da khô và tóc xỉn màu
Ăn ít dầu sẽ làm giảm hấp thu các vitamin tan trong chất béo, dẫn đến giảm khả năng bôi trơn cho da và tóc. Việc cơ thể lão hóa cũng như da tóc thiếu sức sống, dễ bị tác hại từ môi trường là điều dễ dàng có thể xảy ra.
Một số lưu ý
- Nếu muốn giảm bớt đi vài cân trọng lượng, bạn có thể chọn những loại dầu tốt, các loại dầu từ thực vật chẳng hạn. Chuyên gia gợi ý mọi người có thể bổ sung dầu omega-3 để giúp giảm viêm mãn tính trong cơ thể và giữ cho các tế bào miễn dịch không làm việc quá sức và mất cân bằng.
- Vì cơ thể con người không thể tự sản xuất omega-3 và phải lấy từ thức ăn nên có thể ăn các loại cá biển sâu như cá thu, cá thu đao, cá ngừ, cá hồi 3 lần/tuần; rong biển, các loại hạt, dầu hạt lanh, dầu cung cấp omega-3....
- Bạn có thể kết hợp ăn ức gà và đậu phụ, một ly sữa đậu nành hay một gói sữa đạm thực vật bổ sung trong ngày để có đầy đủ protein
- Hãy chọn chế độ ăn có đủ dưỡng chất cần thiết để bảo vệ cơ thể hàng ngày thay vì việc nhịn ăn và chỉ ăn đồ luộc.