Quý ông có 3 thói quen sau dễ mắc bệnh thận, 2 trong số đó còn dễ tăng huyết áp và tim mạch

Sức khỏe 15/09/2022 07:29

Dù là nam giới hay nữ giới, thận đều đóng vai trò quan trọng với chức năng xử lý chất thải khỏi cơ thể. Nếu quý ông thường xuyên giữ các thói quen này thì nên thận trọng.

Thói quen và một số cách sinh hoạt dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ngày càng trẻ hóa và tăng cao. Vào độ tuổi thanh niên, trung niên (16-50 tuổi) là giai đoạn sung sức nhất của mỗi người, tuy nhiên, rất nhiều người có nguy cơ mắc bệnh thận.

Tổn thương thận sẽ khiến chất thải, chất lỏng tích tụ trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm chất lượng cuộc sống. Nguy hiểm hơn khi mắc bệnh thận, người bệnh có thể bị tích nước, phù nề, bệnh viêm sưng khớp, loãng xương, rối loạn cương dương, suy giảm miễn dịch thậm chí.

Quý ông có 3 thói quen sau dễ mắc bệnh thận, 2 trong số đó còn dễ tăng huyết áp và tim mạch   - Ảnh 1
Nam giới dễ mắc bệnh thận như thế nào? Ảnh: Internet

Với y học hiện đại, thận yếu có thể do mắc bệnh thận mạn, suy thận mạn với các triệu chứng khó chịu của bệnh như: mệt mỏi, ăn uống kém, đi tiểu nhiều, những biến đổi về da, mùi cơ thể... gây suy giảm chức năng một số cơ quan của cơ thể, có thể làm suy giảm ham muốn tình dục. Nam giới nếu giữ thói quen sau dễ dẫn đến bệnh thận.

Thói quen khiến nam giới dễ mắc bệnh thận là gì?

Ăn mặn

Việc ăn mặn ảnh hưởng không hề nhỏ đến tình trạng sức khỏe. Trong đó, nhiều nam giới yêu thích việc nạp các thức ăn này được chỉ ra nguy cơ cao mắc bệnh thận. Nếu ăn quá nhiều muối, nó có thể gây ra các vấn đề với chất điện giải của cơ thể, gây hại cho thận.

Đối với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận và suy gan, ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn. Bên cạnh đó, ăn mặn sẽ làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các hệ cơ quan này như suy tim.

Quý ông có 3 thói quen sau dễ mắc bệnh thận, 2 trong số đó còn dễ tăng huyết áp và tim mạch   - Ảnh 2
Những món ăn nhiều gia vị. Ảnh: Internet

Chế độ ăn nhiều muối cũng có ảnh hưởng tới huyết áp và làm tăng khả năng mắc tăng huyết áp cũng như các bệnh khác. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: người bị cao huyết áp, sẽ có nguy cơ đột quỵ hay gia tăng khả năng mắc bệnh tim.

Ngoài ra, với những người đã từng bị loét dạ dày, hàm lượng muối cao sẽ làm tăng độc tính của vi khuẩn HP càng gây loét dạ dày và tá tràng. Nguy cơ này càng cao nếu bạn có thói quen ăn mặn. Theo WHO khuyến cáo, mỗi người chỉ nên dùng 5gr muối/người/ngày, tương đương với khoảng một muỗng cà phê muối. Đối với lượng natri cần thiết của cơ thể, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị nên nạp ít hơn 2 gram natri mỗi ngày. Nên tính cả những loại thực phẩm đã có sẵn hàm lượng muối bên trong.

Không giữ ấm

Nam giới có phần chủ quan hơn các chị em phụ nữ, đặc biệt trong việc giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, các quý ông nên nhớ, cơ thể nhiễm lạnh làm giảm sức đề kháng. Đặc biệt là vùng thận bên thắt lưng, nếu thắt lưng bị lạnh sẽ gây đau và làm tổn thương thận.

Uống rượu, bia

Rượu bia có thể ảnh hưởng đến thận theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp, gây suy giảm chức năng lọc máu và cân bằng lượng nước trong cơ thể.

Khi uống nhiều rượu bia, thận phải làm việc nhiều hơn để lọc các chất độc hại ra ngoài. Nguy cơ sử dụng rượu bia gây suy giảm chức năng thận đột ngột gọi là tổn thương thận cấp tính. Tình trạng nghiêm trọng này xảy ra khi chất độc từ rượu bia tích tụ trong máu quá nhanh khiến thận không thể duy trì sự cân bằng chất lỏng thích hợp. Dù có thể hồi phục sau khi điều trị, tổn thương thận cấp tính làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thận mạn tính.

Quý ông có 3 thói quen sau dễ mắc bệnh thận, 2 trong số đó còn dễ tăng huyết áp và tim mạch   - Ảnh 3
Uống rượu bia dễ tàn phá cơ thể. Ảnh: Internet

Theo Quỹ Thận Quốc gia Mỹ, thường xuyên uống nhiều rượu bia có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Nguy cơ mắc bệnh còn cao hơn ở những người uống vừa uống nhiều rượu bia vừa hút thuốc. Ngoài ra, rượu bia còn là tác nhân chính của các bệnh liên quan đến viêm gan, giảm sức đề kháng.

Nên làm gì để giữ thói quen tốt cho thận?

- Uống đủ nước: Uống nước giúp thanh lọc, thải độc và giúp bài tiết các chất độc ra khỏi cơ thể. Uống nước đầy đủ và đi vệ sinh giúp thận và các bệnh khác giảm thiểu áp lực, ngày càng khỏe mạnh hơn.

- Chế độ dinh dưỡng: Bắp cải, lòng trắng trứng, dầu oliu, cá, nho đỏ, táo hay dâu tây, hành tây, súp lơ nằm trong các thực phẩm tốt cho sức khỏe của thận mà bạn có thể bổ sung

- Tập thể dục: Bạn có thể tăng cường sức khỏe của cơ thể và làm cho con người tràn đầy năng lượng. Tác dụng của việc tập thể dục tốt hơn bất kỳ loại thuốc nào bổ thận tráng dương. Nam giới có thể tập thể dục 30 phút mỗi ngày và có thể chạy, bơi, chơi, chống đẩy… tùy theo sở thích của mình.

- Duy trì thói quen làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Tránh thức khuya, ngủ đủ giấc đóng vai trò quan trọng trong việc dưỡng khí, bổ huyết, sinh tinh, bổ thận. Không nên thức quá khuya, xây dựng thói quen làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đi ngủ sớm và dậy sớm có lợi cho việc dưỡng kinh của thận.

Bài kiểm tra gập ngón tay hơn 20 năm có tác dụng phát hiện bệnh tim mạch, tốt cho sức khỏe

Trong những năm qua, bệnh tim mạch cảnh báo người bệnh gặp nguy hiểm, đặc biệt gây tử vong cao hàng đầu thế giới.

TIN MỚI NHẤT