3 loại lá trong vườn nhà có tác dụng hạ sốt, tăng cường sức đề kháng như một vị thuốc cho cả gia đình

Sức khỏe 17/08/2022 07:44

Những loại lá này rất dễ kiếm trong vườn nhà, bạn có thể tận dụng để tăng cường sức đề kháng, giảm sốt cho gia đình.

Hàng năm, bệnh dịch và các loại bệnh cảm, sốt thường xuyên xảy ra. Đặc biệt các loại sốt trở nên bất lợi khi thân nhiệt quá cao hoặc sốt dài ngày. Nhiều người tìm cách xử lý bệnh sốt nhanh chóng nhằm hạn chế tối đa những tác hại. Theo y học cổ truyền, có 3 loại lá chứa dược tính tốt, sẵn có trong vườn nhà, bạn có thể tận dụng để giúp tiêu viêm, thanh nhiệt và hạ sốt tốt.  

1/Lá húng quế

Theo Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, lá húng quế có tính kháng khuẩn mạnh mẽ, chống vi khuẩn và chống nấm có tác dụng hiệu quả trong điều trị sốt. Húng quế trở thành phương thuốc dân gian hiệu quả cho những căn bệnh như ho, cảm lạnh hay bệnh có liên quan đến đường hô hấp bao gồm viêm phế quản cấp tính và mãn tính bởi thành phần rất giàu vitamin.

Húng quế còn có thể làm dịu tình trạng sung huyết vì chúng có chứa những hợp chất như camphene, eugenol và cineole trong tinh dầu của mình. Nếu đang bị đau đầu, bạn chỉ cần giã nát lá húng quế, cho vào nước đun sôi, để đến khi nước còn ấm thì dùng khăn nhúng vào nước, vắt hơi khô và đắp lên trán. Ngoài ra, cũng có thể cho vài giọt tinh dầu húng quế vào nước ấm, dùng khăn nhúng nước và đắp lên trán. Loại rau này có thể làm dịu nhiều kiểu sốt khác nhau, từ các cơn sốt có liên quan đến những căn bệnh nhiễm khuẩn thông thường đến bệnh sốt rét.

3 loại lá trong vườn nhà có tác dụng hạ sốt, tăng cường sức đề kháng như một vị thuốc cho cả gia đình - Ảnh 1
Lá húng quế có tác dụng giảm sốt hiệu quả. Ảnh: Internet

Cách hạ sốt bạn có thể áp dụng: Trộn 1 muỗng canh húng quế với ¼ muỗng hạt tiêu vào một cốc nước sôi. Ngâm trong 5 phút, lọc nước và uống cho đến khi hạ sốt. Cũng theo báo Thanh niên, bạn có thể dùng cách đun sôi một ly nước, sau đó thêm 10-15 lá húng quế và nửa muỗng gừng. Rót ra ly và hòa 1 muỗng mật ong uống 3 lần/ngày.

 2/Lá tre

Theo Sức khỏe và đời sống, lá tre của cây tre thuộc họ cỏ, lớp thực vật một lá mầm. Để làm thuốc người ta thu hái lá tre khi phiến lá chưa mở hết, màu xanh mởn. Dùng tươi hoặc khô với tên thuốc là trúc diệp. Lá tre dưới dạng búp hoặc đọt được gọi là trúc diệp quyển tâm. Có thể dùng lá tre cùng với một số lá có tinh dầu, cho mùi thơm, như lá sả, lá hương nhu, bạc hà, khuynh diệp… làm thuốc xông hơi trị cảm mạo. Sau đây là bài thuốc điều trị cảm, sốt:

Cách làm: Lá tre non vài cái, bóc bỏ bẹ nang bên ngoài, rửa sạch, đem nướng trên bếp cho mềm rồi vắt lấy nước cốt uống, liều lượng tùy theo lứa tuổi, người lớn ít nhất là 30ml. Cũng có thể thái thành những lát mỏng rồi hãm với nước sôi uống.

3/ Lá cỏ nhọ nồi

Theo Báo dân tộc và phát triển, cỏ nhọ nồi còn có tên cỏ mực, hạn liên thảo, lệ trường, phong trường, mạy mỏ lắc nà (Tày), nhả cha chát (Thái)… Dù là cây cỏ thường mọc hoang ở nhiều nơi, nhưng lại rất hữu ích trong việc chữa bệnh. Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay…

3 loại lá trong vườn nhà có tác dụng hạ sốt, tăng cường sức đề kháng như một vị thuốc cho cả gia đình - Ảnh 2
Cỏ nhọ nồi. Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển

Lá cỏ nhọ nồi lượng vừa đủ, rửa sạch, ngâm dung dịch thuốc tím như ngâm rau sống rồi giã nát lấy nước cốt cho người bệnh uống (liều lượng tùy theo lứa tuổi, người lớn ít nhất là 200ml), còn bã đắp lên thóp (với trẻ sơ sinh) hoặc đắp vào huyệt bách hội và dũng tuyền (với người lớn).

Vị trí huyệt bách hội: là giao điểm của đường trục dọc qua giữa đầu với đường nối hai đỉnh vành tai khi gấp vành tai áp sát vào đầu, sờ vào đó có một khe hõm nhỏ.

Vị trí huyệt dũng tuyền: ở lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân thứ 2 (ngón trỏ) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.

Một số cách hạ sốt hiệu quả

Mỗi lần bị sốt, bạn cần uống nhiều nước. Cách này giúp cơ thể tống mọi chất thải qua nước tiểu. Ngoài ra, uống thêm nước cam, chanh để bổ sung vitamin C nhằm hỗ trợ hệ miễn dịch.

Lau mát để hạ thân nhiệt. Chuẩn bị 2 khăn xô mỏng, mềm, có khả năng thấm nước tốt và một chậu nước ấm. Luân phiên lau lên trán, vùng nách, bẹn và tay, thay khăn thường xuyên 2-3 phút/lần.

Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ nếu nhiệt độ quá cao.

Tắm trong nước ấm cho đến khi nước nguội về nhiệt độ thường nếu sốt dài ngày.

Sử dụng tỏi, gừng, mật ong cũng là một số cách giảm sốt tốt.

Đừng chủ quan khi giảm sốt, đó có thể là ‘dấu hiệu ngầm’ báo sốt xuất huyết trở nặng

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết rất khó lường, ngay cả khi bạn đã hết sốt, bệnh vẫn có biến chứng nguy hiểm.

TIN MỚI NHẤT