Trong cuộc sống, việc nhổ răng, trồng răng,... là điều rất phổ biến. Do vậy, rất nhiều người không nghỉ ngơi, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ sau khi nhổ răng. Tuy nhiên điều này thực sự gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Những chất sau đều cần thiết cho cơ thể nhưng nạp nhiều thì lại gây hại không ngờ
- 5 triệu chứng bất thường khi ngủ cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm mà bạn tuyệt đối không nên chủ quan bỏ qua
Cách đây không lâu, ông Ngô ở Bắc Kinh đã đưa con trai đi du lịch. Trong thời gian đi du lịch, ông cảm thấy đau răng, khó chịu khi ăn. Vì không thể chịu nổi nên ông phải tìm một phòng khám nha khoa để kiểm tra răng. Kết quả của cuộc kiểm tra là răng của ông Ngô bị sâu cần phải được loại bỏ. Sau khi nhổ răng, bác sĩ đã kê cho ông Ngô vài liều thuốc.
Ông Ngô phải nhổ răng trong hành trình đi du lịch cùng con trai
Do cuộc hành trình chưa kết thúc, ông Ngô lại tiếp tục cùng con trai đi du lịch, trong 5 ngày sau đó, ông Ngô quên không uống thuốc. Kết quả, vừa quay về nhà được chưa lâu, ông Ngô bắt đầu bị sốt, nhiệt độ cơ thể có lúc cao nhất là 38.5 độ, toàn thân mệt mỏi.
Lúc đầu, ông Ngô nghĩ là cảm lạnh thông thường, nên ông đã uống thuốc cảm và thuốc hạ sốt, lúc này nhiệt độ toàn thân có chuyển biến tốt, nhưng rất nhanh lại bắt đầu sốt. Không còn cách nào, ông Ngô lại đến Bệnh viện Nha khoa thuộc Đại học Bắc Kinh để khám. Tại bệnh viện, bác sĩ hoài nghi ông bị nhiễm trùng phổi phải sử dụng kháng sinh, nhưng vẫn không thể kiểm soát được sốt và tình trạng bệnh liên tục lặp lại.
Sau lần kiểm tra lại, các bác sĩ phát hiện van tim có tạp âm, siêu âm tim cho thấy bệnh nhân bị hở van động mạch chủ, nhìn chung, có một lượng lớn vi khuẩn gắn vào van tim, dẫn đến đóng van chưa hoàn chỉnh. Cuối cùng, ông Ngô được chẩn đoán bị viêm nội tâm mạc nhiễm trùng và phải phẫu thuật để thay van tim.
Tại sao nhổ răng lại xuất hiện bệnh tim, nghiêm trọng đến mức cần phải phẫu thuật điều trị?
Bác sĩ giải thích: Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng xảy ra khi bệnh nhân bị viêm nhiễm trong cơ thể. Khi đó, vi khuẩn (liên cầu, tụ cầu) hoặc nấm đi vào máu đến tim và bám vào van tim bất thường hoặc mô tim bị tổn thương.
Ông Ngô được chẩn đoán bị viêm nội tâm mạc nhiễm trùng và phải phẫu thuật để thay van tim.
Tuy nhiên, đôi khi thủ phạm là một trong nhiều loại vi khuẩn thường sống trong miệng, họng hay phần khác của cơ thể, khi cơ thể giảm sức đề kháng, nhân cơ hội viêm nhiễm như: đánh răng, nhổ răng, trồng răng, nhai thức ăn trong khi viêm nhiễm răng miệng hoặc sâu răng nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường máu và gây bệnh. Do vậy, người bệnh thường chủ quan nên nhập viện trong tình trạng nguy kịch khiến cho việc điều trị khó khăn và thường bị tử vong.
Tùy thuộc vào độc lực của các mầm bệnh, tổn thương tim do viêm nội tâm mạc có thể nhanh chóng và nặng (viêm nội tâm mạc cấp tính) hoặc chậm hơn và ít nguy kịch (viêm nội tâm mạc bán cấp).
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp thường được gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus viridans, xảy ra trên van bị tổn thương và nếu không được điều trị thì sẽ gây tử vong trong vòng 6 tuần đến 1 năm.
Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng có mối liên hệ với các hoạt động trong răng miệng như nhổ răng, trồng răng, làm sách răng
Dấu hiệu bệnh là người bệnh thường có biểu hiện sốt, sốt âm ỉ kéo dài, người ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức khớp xương và cơ bắp kèm theo các triệu chứng khác là ăn không ngon, giảm cân, đau đầu, đau lưng, khó thở... khiến nhiều bệnh nhân chủ quan nên bệnh thường phát hiện muộn, tỷ lệ tử vong cao.
Những ai dễ mắc viêm nội tâm mạc nhiễm trùng?
Bệnh ít xảy ra ở những người có trái tim khỏe mạnh. Bệnh thường hay xảy ra ở những người có bệnh tim trước đó (đã được phát hiện từ trước hay vẫn chưa được phát hiện). Các bệnh tim hay dẫn đến viêm nội tâm mạc gồm: Tổn thương van tim do thấp tim hoặc do thoái hóa van tim; sa van hai lá; một số bệnh tim bẩm sinh (như thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch hoặc thường gặp ở những bệnh nhân đã từng phẫu thuật van tim trước đó.
Phòng bệnh vẫn là cách tốt nhất
Nếu phát triển các dấu hiệu nghi ngờ hoặc triệu chứng của viêm nội tâm mạc, cần đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn và điều trị, nhất là những bệnh nhân trong nhóm nguy cơ cao mắc các bệnh về tim, khuyết tật tim.
Những người bị bệnh tim mạch cần đề phòng bệnh viêm nội tâm mạc
Để phòng viêm nội tâm mạc, những người có yếu tố nguy cơ phải giữ vệ sinh răng miệng tốt. Cần chải, xỉa răng và nướu răng đúng cách, thường xuyên, nếu nhổ răng hoặc troogn răng cần phải làm theo chỉ định của bác sĩ và kiểm tra răng miệng và sức khỏe định kỳ.
Nếu có can thiệp về y tế như: lấy cao răng, thủ thuật tai mũi họng... cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng tiền sử bệnh tật nếu có. Tránh xâu khuyên cơ thể hoặc hình xăm để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Nếu có các vết thương chảy máu, hở da cần chăm sóc y tế đúng cách, không đắp các loại lá theo sự mách bảo, dễ bị nhiễm khuẩn.