Bạn nên biết về ngộ độc rượu và cách xử trí để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như những người thân xung quanh trong dịp Tết.
- Để ngày Tết an toàn, bạn nên nhớ những dấu hiệu nhận biết bị ngộ độc thực phẩm này
- Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân khiến trà sữa có khả năng gây ngộ độc thực phẩm mà ai cũng cần nắm rõ
Vào những ngày đầu năm mới, bạn khó tránh khỏi những buổi tiệc tùng uống quá nhiều rượu ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Ngoài ra, nếu chẳng may uống phải rượu giả, kém chất lượng có thể khiến bạn bị ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không sớm được phát hiện và điều trị kịp thời.
Chính vì thế, để bảo vệ sức khỏe những ngày Tết, bạn phải biết những dấu hiệu và cách xử trí khi bị ngộ độc rượu dưới đây.
Ngộ độc rượu và cách xử trí ai cũng phải biết
Dấu hiệu ngộ độc rượu
Các chuyên gia cho biết, việc phân biệt giữa say và ngộ độc rượu rất khó khăn vì chúng có rất nhiều biểu hiện giống nhau. Tuy nhiên, nếu chú ý quan sát một vài dấu hiệu, bạn vẫn có thể phân biệt được người nào đang say hay bị ngộ độc rượu một cách dễ dàng.
Các loại rượu kém chất lượng thường có hàm lượng lớn Methanol. Độc tính của chúng tác động chủ yếu lên thần kinh nên người bệnh thường loạng choạng, hoa mắt, mất kiểm soát cơ thể, nói líu lưỡi...
Đối với những trường hợp trúng độc nặng hơn, người bệnh sẽ có các biểu hiện như: khó thở, co giật, nôn ói liên tục, da hay môi tím tái, thậm chí rơi vào tình trạng hôn mê... Nếu có những dấu hiệu này, phải nhanh chóng đến trung tâm ý tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Xử trí ngộ độc rượu
Khi đã xác định được đây là trường hợp bị ngộ độc rượu, bạn phải nhanh chóng tiến hành các bước sơ cứu tại chỗ cho nạn nhân trước khi đưa đến bệnh viện để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
- Tuyệt đối không được để người bị ngộ độc rượu một mình hay cho ngủ li bì vì có nhiều trường hợp rơi vào hôn mê sâu không thể cứu chữa.
- Nên cho nạn nhân uống nhiều nước ấm để tránh tình trạng mất nước. Ngoài ra, có thể cho người bệnh uống nước gừng tươi, nước chè xanh, sữa nóng, nước ép bưởi... vì chúng sẽ giúp làm giảm tình trạng ngộ độc rượu ở mức độ nhẹ.
- Nếu người bị ngộ độc còn tỉnh và có thể ăn uống, bạn nên cho ăn cháo loãng để tránh tình trạng hạ đường huyết.
- Bạn không nên cố gắng làm cho người ngộ độc rượu nôn mửa vì lúc này phản xạ của họ giảm nên có thể bị sặc hoặc vô tình hít chất nôn vào phổi gây tổn thương và tử vong.
Biết được dấu hiệu ngộ độc rượu và các xử trí ở trên, hy vọng bạn và những người thân sẽ có sức khỏe tốt cũng như có những ngày Tết thật vui vẻ.