Cảnh báo: Đây là những món ăn làm tăng nguy cơ ung thư vú, chị em nên cân nhắc trước khi ăn

Sống khỏe 04/10/2018 13:35

Ăn các món ăn như bánh burger và xúc xích... làm tăng nguy cơ ung thư vú của phụ nữ, nghiên cứu tại đại học Y tế Công cộng Harvard cảnh báo.

Từ lâu, thịt chế biến đã được coi là có liên kết với các bệnh ung thư như ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư ruột.

Thịt chế biến sẵn được coi là thịt đã được ướp muối, lên men, xông khói hoặc pha trộn để làm các món như nước sốt, xúc xích, salami, thịt xông khói, giăm bông và thịt bò muối.

Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới khuyến nghị cắt bỏ hoàn toàn thịt đỏ, tuy nhiên, với những người không thể bỏ thì được khuyến cáo nên cố gắng tiêu thụ giới hạn không quá 70g một ngày (tương đương với một nửa chiếc bánh burger hay một chiếc xúc xích).

Cảnh báo: Đây là những món ăn làm tăng nguy cơ ung thư vú, chị em nên cân nhắc trước khi ăn - Ảnh 1

Thịt đỏ được đánh giá là một yếu tố nguy cơ về mặt ăn uống đối với một số bệnh ung thư.

Lượng thịt chế biến trong chế độ ăn của người Mỹ đã giảm trong những năm gần đây, nhưng hàng triệu người vẫn dễ dàng vượt quá giới hạn 70g được đề xuất.

Nhưng mới đây, nghiên cứu của đại học Y tế Công cộng Harvard đưa ra một lý do khác để phụ nữ tiếp tục cắt giảm nhóm thực phẩm này. Đó là nó cũng có thể có mối liên hệ với các khối u bắt đầu ở vú.

Theo một phân tích tổng hợp dữ liệu từ 28 nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu rút ra rằng, những phụ nữ tiêu thụ thịt chế biến nhiều có khả năng phát triển bệnh cao hơn 9% so với những người ít ăn món này. Họ không thấy nguy cơ cao ở những người ăn thịt đỏ chưa qua chế biến như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt bê, dê và thịt cừu.

Các nhà khoa học đã phân tích, tổng hợp dữ liệu từ 28 nghiên cứu trước đó về chủ đề này, bao gồm 13 nghiên cứu về thịt đỏ (với tổng cộng 1.133.110 phụ nữ, 33.493 người bị ung thư vú) và 15 nghiên cứu trên thịt chế biến (với 1.254,452 phụ nữ, 37.070 người được chẩn đoán mắc bệnh). Kết quả, các nhà khoa học nhận thấy rằng những người ăn nhiều hơn thế này dễ bị ung thư vú hơn.

Tác giả chính của cuộc nghiên cứu, tiến sĩ Maryam Farvid, thuộc đại học Y tế Công cộng Harvard, cho biết: "Các công trình nghiên cứu trước đây đã cho thấy mối liên quan giữa việc tiêu thụ nhiều thịt chế biến dẫn đến tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Nhưng phân tích tổng hợp gần đây cho thấy rằng tiêu thụ thịt chế biến cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Vì vậy, việc cắt giảm thịt chế biến có vẻ có lợi cho công tác phòng chống ung thư vú".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế về ung thư International Journal of Cancer.

Phụ gia nitrat và nitrit cùng với chất béo bão hòa, cholesterol và một loại chất sắt có nguồn gốc từ protein động vật trong thịt chế biến được coi có thể là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ này.

Cảnh báo: Đây là những món ăn làm tăng nguy cơ ung thư vú, chị em nên cân nhắc trước khi ăn - Ảnh 2

Tiêu thụ thịt chế biến cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Vì vậy, việc cắt giảm thịt chế biến có vẻ có lợi cho công tác phòng chống ung thư vú

Tiến sĩ Farvid cho biết: "Mặc dù lượng nitrat và nitrite cao có thể là mối liên kết giữa việc tiêu thụ thịt chế biến làm tăng nguy cơ ung thư vú, nhưng hàm lượng chất béo bão hòa, cholesterol và chất sắt heme cao trong thịt đỏ cũng có thể làm ảnh hưởng đến bệnh ung thư vú. Nghiên cứu và phân tích mang tính hệ thống này về thịt đỏ và tiêu thụ thịt chế biến cung cấp bằng chứng cho thấy tiêu thụ thịt chế biến cao có liên quan với nguy cơ ung thư vú cao hơn. Tuy nhiên, thịt đỏ không phải là nguyên nhân chính gây ung thư vú".

Bà cho biết trên toàn cầu, ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong do ung thư.

Tiến sĩ Farvid cho biết: "Với sự thay đổi quốc tế về tỷ lệ và xu hướng ung thư vú, tầm quan trọng của việc xác định các yếu tố nguy cơ được coi là có thể giảm nguy cơ ung thư vú. Thịt đỏ được đánh giá là một yếu tố nguy cơ về mặt ăn uống đối với một số bệnh ung thư vì nó cung cấp nguồn chất béo động vật, chất sắt và chất gây ung thư có thể tích tụ trong quá trình nấu và/hoặc chế biến".

Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) kết luận rằng việc tiêu thụ thịt đỏ có thể gây ung thư ở người, trong khi thịt chế biến được phân loại là "gây ung thư cho con người". Phân loại này chủ yếu dựa trên các bằng chứng về ung thư đại trực tràng, tuyến tụy và tuyến tiền liệt đối với tiêu thụ thịt đỏ và ung thư đại trực tràng, hoặc ung thư ruột đối với tiêu thụ thịt chế biến.

Tầm soát ung thư phổi ngay khi có các dấu hiệu này để tăng hiệu quả trong điều trị

Trong các loại ung thư tại các nước đang phát triển, ung thư phổi là loại ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm và có diễn biến xấu. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm để tăng khả năng sống sót cho bệnh nhân là rất quan trọng.

TIN MỚI NHẤT