Nếu muốn có được vòng 1 căng tròn, săn chắc, cũng như phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cho bệnh ung thư vú thì mỗi sáng thức dậy bạn hãy thực hiện bài tập Yoga đơn giản dưới đây.
- Chân đau nhức nhiều tháng, cô gái 19 tuổi ngỡ ngàng nhận tin ung thư xương khi vừa đỗ ĐH
- Đau bụng nhiều ngày tưởng ung thư dạ dày nhưng kết quả khám của bác sĩ lại rất bất ngờ
Tất cả mọi chị em đều có nguy cơ bị ung thư vú, nhưng những phụ nữ trên 50 tuổi, chưa bao giờ có con hoặc có con sau 30 tuổi thường có nguy cơ cao hơn cả. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để phòng chống ung thư vú? Câu trả lời chung nhất cho câu hỏi này là thay đổi lối sống, hạn chế uống rượu bia và duy trì thói quen hoạt động thể chất. Ngoài ra, có một số động tác yoga vừa tốt cho sức khỏe, vừa có lợi cho “vòng 1”, giảm nguy cơ ung thư vú mà chị em có thể thử. Thể dục vào buổi sáng không những giúp tinh thần sảng khoái, cơ bắp linh hoạt mà còn giúp cho thân hình khỏe mạnh và thon gọn. Nhưng với mỗi loại bài tập thường ưu tiên cho một số bộ phận cơ nhất định trên cơ thể. Tập yoga có thể giúp giảm căng thẳng và chống mệt mỏi ở những phụ nữ đang điều trị bệnh ung thư vú.
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Texas (Mỹ) phát hiện rằng những bệnh nhân tham gia các bài tập yoga bao gồm các kỹ thuật hít thở có kiểm soát, thiền định và thư giãn bên cạnh việc điều trị, có chất lượng cuộc sống tốt hơn, sức khỏe tổng thể được cải thiện và điều chỉnh được lượng hormone gây căng thẳng cortisol.
Cụ thể, sau khi khảo sát các tình nguyện viên, nhóm nghiên cứu nhận thấy những ai tập yoga có hàm lượng cortisol suy giảm. Điều này đồng nghĩa với việc có kết quả điều trị ung thư vú tốt hơn. Nghiên cứu công bố trên chuyên san Clinical Oncology.
Trong bài viết này, Thầy Trần Anh Tú HLV Yoga tại TRUNG TÂM SUN YOGA sẽ giới thiệu cùng các bạn về bài tập có tác dụng và tác động sâu làm cho vòng ngực trở nên săn chắc ngoài ra còn phòng ngừa, hỗ trợ điều trị cho bệnh ung thư vú. Đặc điểm của những bài tập này là lợi dụng sức ưỡn kéo căng cơ ngực và sức nén của hơi thở để mở rộng lồng ngực, từ đó giúp vòng ngực nở nang và săn chắc và phòng ngừa, hỗ trợ điều trị cho bệnh ung thư vú.
Thầy Tú - HLV Yoga trị liệu, cho biết: “Các bài tập yoga trị liệu với các động tác đơn giản, không quá khó nhưng sẽ giúp bạn có được vòng 1 căng tròn và phòng ngừa cũng như hỗ trợ cho việc điều trị ung thư vú. Thầy Tú cũng là người có nhiều năm kinh nghiệm về Yoga trị liệu tại Tp.HCM và được đánh giá là giáo viên ưu tú".
Hiện nay, Thầy Tú đang áp dụng phương pháp phục hồi chức năng cơ thể của bộ môn Yoga vào việc hỗ trợ các căn bệnh như về ung thư, về xương khớp, tim mạch,... trong đó có thoái hóa cột sống và được rất nhiều học viên khen ngợi.
Xem thêm: Sun Yoga điểm đến lý tưởng dành cho những ai đam mê Yoga (https://www.phunuvagiadinh.vn/suc-khoe-5/sun-yoga-diem-den-ly-tuong-danh-cho-nhung-ai-dam-me-yoga-295108)
Tư thế thứ nhất: Uthkatasana – tư thế chiếc ghế
Còn có một tên gọi khác là tư thế chiếc ghế, bạn có thể hình dung như mình đang ngồi trên một chiếc ghế vô hình. Tư thế này bổ trợ vào cơ lưng, cột sống, hông và ngực. Uthkatasana đòi hỏi bạn phải chú tâm cao độ vào các nhóm cơ cần hoạt động, đồng thời giúp tăng cường sự tập trung cho trí não. Nếu bạn luôn mong muốn phòng ngừa ung thư vú và các phụ nữ đang điều trị thì đây chính là bài tập giành cho bạn.
Các bước thực hiện:
- Đứng thẳng trên thảm yoga, hai tay chắp vào nhau giơ lên phía trước.
- Trùng đầu gối xuống đến khi đùi song song với sàn nhà – giống như bạn đang ngồi trên một chiếc ghế.
- Tiếp theo, bạn giơ tay cao lên trên đầu (có thể để hai bàn tay chạm vào nhau hoặc rời đều được)
- Hơi nghiêng thân trên về phía trước và thở ra. Giữ tư thế này lâu nhất có thể. Cố gắng để bản thân thật tập trung và giữ nhịp thở đều
Lời khuyên của Thầy Tú: Nếu bạn có chấn thương ở đầu gối hoặc lưng thì không được thực hiện động tác này. Đồng thời nên tránh tập khi bạn đang mắc chứng mất ngủ hoặc đau đầu kéo dài thường xuyên. Tư thế yoga này phù hợp khi bạn đến chu kì hàng tháng, nhưng hãy đảm bảo không đặt áp lực quá lớn lên phần lưng dưới khi tập bạn nhé.
Tư thế thứ 2: Naukasana – Tư thế chiếc thuyền
Còn được gọi là tư thế chiếc thuyền (boat pose), tư thế yoga này là một bài tập hiệu quả cho vòng 1 của bạn. Không chỉ tập trung vào vòng 1 mà nó còn hỗ trợ làm săn chắc nhóm cơ bụng, cơ lưng, chân và cánh tay. Nếu bạn đang tìm kiếm một bài tập tập trung về vòng 1 cũng như toàn thân hữu hiệu thì đừng nên bỏ qua tư thế này nhé.
Các bước thực hiện:
- Nằm xuống thảm tập, đặt hai chân sát nhau và hai tay sát cơ thể.
- Hít sâu và thở ra đồng thời nâng ngực lên khỏi sàn. Cùng lúc đó nâng chân lên khỏi mặt đất tạo thành 1 góc ít nhất 10 độ so với mặt sàn. Giữ tay thẳng, các ngón tay dang rộng về phía ngón chân. Chú ý để mắt, ngón tay và ngón chân trên cùng một đường thẳng.
- Giữ tư thế này trong khoảng 5-10 nhịp thở.
- Để kết thúc tư thế, bạn từ từ thở ra và trở về vị trí ban đầu.
Lời khuyên của Thầy Tú: Tránh tập tư thế này nếu bạn bị huyết áp thấp, đau nhức đầu, đau nửa đầu, chấn thương cột sống, đang mang thai hoặc đang đến chu kì kinh nguyệt.
Tư thế thứ 3: Setubandhasana – Tư thế cái cầu
Còn được biết đến với tên gọi là tư thế cây cầu (bridge pose), tư thế yoga này tác động đặc biệt ở phần cột sống và khớp hông và tác động sâu vào lòng ngực. Không chỉ giúp bạn giảm thiểu sự đau nhức, khô cứng khớp ở những nhóm cơ đó, tư thế Setubandhasana còn hạn chế những vấn đề có thể xảy ra ở cổ, tay và bàn tay của bạn. Tư thế này còn giữ cho huyết áp của bạn nằm trong mức kiểm soát, đồng thời thư giãn tâm trí, cải thiện tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng của thời kì mãn kinh ở phụ nữ và điều chỉnh các vấn đề về hô hấp.
Các bước thực hiện:
- Nằm trên thảm tập yoga với bàn chân của bạn đặt bằng phẳng trên sàn nhà.
- Thở ra, dùng lực của chân đẩy cơ thể lên cao.
- Khi nâng cơ thể lên, bạn vẫn giữ nguyên cổ và đầu nằm trên sàn. Bạn có thể dùng sức đỡ của bàn tay để nâng cơ thể vững hơn.
- Nếu bạn cảm thấy cơ thể có thể linh hoạt hơn nữa, hãy nắm chặt hai bàn tay vào nhau đặt dưới lưng (tay vẫn để sát trên mặt sàn) để căng cơ hơn nữa. Yếu tố then chốt là bạn không nên gắng quá sức hoặc làm tổn thương cơ thể khi thực hiện tư thế này.
Lời khuyên của Thầy Tú: Nếu bạn có chấn thương ở cổ hoặc lưng thì không nên tập động tác này.
Tư thế thứ 4: Tư thế con lạc đà
Người ở tư thế quỳ hai gối, thẳng lưng, từ từ ưỡn người ra phía sau, hai tay vươn lên phía trên và đưa ra sau, bàn tay nắm lấy gót chân. Đầu ngửa lên trần nhà đồng thời giữ nguyên và hít sâu. Thực hiện đếm ngược từ 5 cho đến 1 rồi từ từ thở ra và đẩy người trở lại tư thế ban đầu.
Lợi ích: với sức ưỡn người có tác dụng kéo căng cơ ngưc, bụng. Đồng thời kết hợp sức nén của khí thở tác động làm cho lồng ngực căng tròn.
Tư thế thứ 5: Tư thế tấm ván ngửa
Người ở tư thế ngồi, hai tay chống xuống sàn phía sau lưng, hai chân thẳng, hai bàn chân khép lại đặt sát sàn nhà. Kết hợp sức nâng của hai tay và hai bàn chân làm trụ nâng ưỡn người lên cao. Giữ người ở tư thế căng kết hợp hít sâu và đếm ngược từ 5 đến 1 rồi thả lỏng, ngồi xuống sàn nhà và thở ra.
Lợi ích: Khi làm tư thế này, bạn phải có sự phối hợp của sức nâng của tay, chân và đặc biệt là sức căng của cơ bụng. Bên cạnh đó, lồng ngực cũng được kéo căng hết cỡ kết hợp với sức nén của hơi thở giúp lồng ngực tác động sâu từ đó sẽ giúp vòng ngực trở nên săn chắc và phòng ngừa, hỗ trợ điều trị cho bệnh ung thư vú.
Tư thế thứ 6: Tư thế rắn hổ mang
Tư thế người nằm sấp trên sàn nhà, hai tay chống ở hai bên sườn, hai chân thẳng ở phía sau, hai mũi bàn chân chống xuống sàn nhà. Dùng lực của hai tay và lực đẩy của hai mũi bàn chân đẩy người lên phía trước, đồng thời ngửa cổ ưỡn người lên cao và hít một hơi sâu. Giữ hơi trong 5 lượt đếm và thở ra kết hợp trở về tư thế ban đầu.
Lợi ích: Khi bạn ưỡn người lên cao và hít sâu thì toàn bộ vòng ngực của bạn được kéo căng và mở rộng đón nhận hơi thở.
Tư thế thứ 7: Tư thế ngồi ngã sau
Tư thế này chuẩn bị sẽ ngồi trên gót chân, hai chân gấp lại ở phía sau, nhưng điểm chính ở đây là hai tay đưa lên và chấp lại. Sau đó dùng lực đẩy lòng ngực về trước tối đa sau đó rướn của cổ, ngửa đầu và hít sâu, nín giữ cho luồng không khí nén trong lồng ngực. Giữ hơi và thực hiện đếm ngược từ 5 đến 1 rồi thở ra, thả lỏng người.
Lợi ích: Khi bạn hít sâu vào, bụng thóp lại, dành một khoảng lớn hơi dồn vào lồng ngực giúp ngực săn chắc và phòng ngừa, hỗ trợ điều trị cho bệnh ung thư vú.
Bạn đọc quan tâm có thể liên hệ trực tiếp với Trung Tâm Sun Yoga để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình nhất từ các HLV nhiều kinh nghiệm theo địa chỉ:
TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 14 Đường số 21, P8, Q. Gò Vấp, Tp.HCM
Hotline: 090 333 1034 (Cô Bảo) – 036 9955 668 (Thầy Tú)
Email: sun.yoga168@gmail.com