Mặc dù mới chỉ 26 tuổi nhưng cô gái này đã bị đau dạ dày ở mức không chịu nổi, phải nhập viện. Đây là 2 nguyên nhân lớn gây ra bệnh dạ dày và những lời khuyên mà bạn nên làm ngay.
- Bé trai 7 tuổi chảy máu dạ dày sau khi ăn món ăn mùa hè đứa trẻ nào cũng thích
- Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí hiệu quả khi bị viêm dạ dày cấp
26 tuổi đã mắc bệnh dạ dày ở mức "không chịu nổi"
Tiểu Cửu có một đồng nghiệp tên là Thạch, năm nay 26 tuổi, trông còn rất trẻ nhưng đã mắc bệnh dạ dày – một căn bệnh mà trước đây được xếp vào nhóm "bệnh của người già".
Cô Thạch kể với bạn đồng nghiệp của mình rằng đã từng phải chạy đi viện điều trị nhiều lần rồi nhưng dạ dày vẫn tiếp tục bị đau thường xuyên.
Có nhiều khi do công việc quá bận rộn, nhiều việc chồng chất nên đang làm dở việc thì cảm thấy đau dạ dày không chịu nổi. Có những lúc có cảm giác đau rất dữ dội đến mức không thể đứng nổi.
Cô nói rằng, mặc dù bệnh xuất hiện từ trước đó, nhưng không quá đau đớn như vậy, về sau này, càng ngày càng cảm thấy bị đau nhiều hơn.
Cho đến lúc cô không chịu nổi nữa, đau quằn quại thì mới đi đến bệnh viện nhờ bác sĩ can thiệp.
Chúng ta đều biết rằng, trong cuộc sống đã có quá nhiều lời khuyên về việc chăm sóc sức khỏe, nhưng đôi khi chúng ta thường bỏ qua, coi đó không phải là chuyện của chính mình.
Có một câu nói rất hay: "Trước 30 tuổi thì dạ dày chăm sóc cho chúng ta, sau 30 tuổi thì chúng ta phải chăm sóc lại dạ dày". Điều này có nhiều thông điệp, khi bạn trẻ, dạ dày khỏe, dạ dày hoạt động tốt sẽ giúp sức khỏe của bạn tốt. Khi bạn trưởng thành, dạ dày sẽ yếu đi, lúc đó bạn phải bỏ công sức ra để chăm sóc dạ dày.
Ngày nay, ngày càng có nhiều người mắc các vấn đề về dạ dày, nhưng nhiều người không có ý thức nâng cao sức khỏe dạ dày, càng không biết chăm sóc thế nào cho đúng.
Theo dữ liệu khảo sát, tại Trung Quốc, số bệnh nhân ung thư dạ dày mới được bổ sung lên tới 400.000 người mỗi năm và tỷ lệ mắc ung thư dạ dày chiếm 50% tỷ lệ mắc ung thư dạ dày trên thế giới.
Có thể thấy rằng, chỉ là một căn bệnh nhỏ như đau dạ dày cũng có thể gây ra những "nhóm người mắc bệnh tật" lớn, cần phải tích cực khuyến cáo mọi người nên cẩn thận hơn.
Tại sao càng ngày càng có nhiều người mắc bệnh dạ dày?
Trên thực tế, nhiều người mắc một số bệnh nhất định nào đó đều là do tự mình gây ra, bệnh không tự nhiên mà đến. Điều này cũng đúng với những người có các vấn đề về dạ dày. Tại sao ngày nay con người luôn bị đau bụng, dạ dày trục trặc thường xuyên? Có hai lý do chính cho việc này, hãy xem bạn có mắc phải tình huống này không:
1. Bận làm việc, quên đi chăm sóc cái bụng
Cuộc sống và áp lực công việc của mọi người hiện nay đa số đều ở mức đặc biệt cao, và mọi người đều đang vật lộn với công việc, sự nghiệp và gia đình của mình.
Đặc biệt đối với một số nhân viên văn phòng, thời gian chính là tiền bạc. Nếu bạn không làm việc chăm chỉ, bạn sẽ sợ bị xã hội bỏ lại phía sau.
Một báo cáo khảo sát của hơn 10.000 người trên toàn Trung Quốc cho thấy, có tới 70% nhân viên văn phòng có vấn đề với dạ dày kém, đau dạ dày. Có khoảng 59,97% cho rằng cuộc sống và chế độ ăn uống của họ thực sự gặp khó khăn, không điều độ.
Có khoảng 11,14% số người cho rằng họ bị căng thẳng trong công việc ở mức cao và các vấn đề về dạ dày đã từ đó mà xuất hiện.
2. Không thể cưỡng lại sự cám dỗ của thức ăn
Người xưa có câu nói nổi tiếng "dân dĩ thực vi thiên", tạm hiểu là con người ta coi thức ăn như trời, quý và quan trọng. Cũng từ ý nghĩ đó, mặc dù xã hội đã thay đổi rồi, nhưng thói quen ăn uống vẫn chưa thực sự được cải thiện một cách khoa học.
Nhiều người coi các món ăn như lẩu cay, đồ chiên rán, đồ nướng, canh chua cay các loại giống như những món mỹ thực hấp dẫn, không thể không ăn.
Mặc dù hiện nay, chúng ta đều biết rằng ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay hoặc chứa chất kích thích sẽ không tốt cho sức khỏe, nhưng chúng ta lại không ngừng ăn chúng, thậm chí ăn nhiều, ăn thường xuyên.
Trong ý thức của nhiều người, họ không thể kiềm chế nổi bản thân trước những món ăn ngon, càng không thể bỏ qua khi có cơ hội, nên họ sẽ tặc lưỡi, thôi ăn xong rồi tính tiếp.
Do đó, nhiều người không biết rằng, đó chính là nguyên nhân gây hại cho dạ dày, bởi dạ dày rất sợ những món ăn như vậy.
Khi mọi người ăn thức ăn quá đậm vị và quá nhiều trong một thời gian dài, sẽ làm cho dạ dày làm việc quá sức, mệt mỏi và sinh ra bệnh. Hậu quả sẽ tăng dần theo thời gian.
Thực phẩm cay và kích thích là thứ phá hủy trực tiếp niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm dạ dày, chảy máu dạ dày và loét dạ dày, để lại những hậu quả vô cùng nguy hiểm.
Trong thời đại Internet, nhiều người thường hay nói: Người trẻ thì cá tính và bướng bỉnh. Rõ ràng bạn đã biết bản thân có các vấn đề dạ dày không tốt, thậm chí đã bị đau dạ dày, nhưng lại không chịu thay đổi lối sống, không chịu tiết chế bản thân, không chịu "nhịn" hay "kiêng khem" cái miệng của mình, thậm chí còn không "chịu trách nhiệm" với sức khỏe của mình.
Ai cũng nói sức khỏe là rất quý, nhưng nhiều người lại chưa hành động. Các bác sĩ khuyến cáo rằng, đừng để đến khi dạ dày có vấn đề nghiêm trọng rồi mới hối hận.
Nếu có vấn đề không ổn ở dạ dày, hãy tìm cách chăm sóc chúng tốt hơn.
Muốn dạ dày khỏe mạnh, phải làm cho được 3 việc quan trọng
Trên thực tế, không khó để bạn có thể tự nâng cao dạ dày trong cuộc sống hàng ngày của mình. Bạn có thể tham khảo 3 cách chăm sóc dạ dày theo bí quyết dưỡng sinh Đông y truyền thống Trung Quốc sau đây để giúp bạn cải thiện sức khỏe dạ dày!
1. Tăng cường ăn cháo
Như chúng ta đã biết, ăn cháo là cách dễ nhất và nhanh nhất để nâng cao sức khỏe dạ dày. Và cháo là món ăn mà mọi người có thể ăn mỗi ngày, chẳng hạn như ăn vào bữa sáng hoặc các bữa ăn phụ.
Trên thực tế, ăn một bát cháo ấm mỗi ngày giúp mọi người nâng cao sức khỏe dạ dày và không tiêu tốn quá nhiều thời gian của mọi người.
Ngoài ra, khi nấu cháo, ngoài cháo trắng thông thường, bạn cũng có thể bổ sung bổ sung thêm vào món cháo một số thực phẩm có thể tốt cho dạ dày và phù hợp với sở thích ăn uống của mình, tùy theo tình hình sức khỏe cụ thể.
Ví dụ, những người có thể chất suy nhược và hơi nóng trong thì có thể thêm một ít bồ công anh vào cháo. Đối với những người có thể chất thiên về hàn lạnh, thì bạn có thể thêm một số vị thuốc như hoàng kỳ hoặc đảng sâm...
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản thì lại nên ít ăn cháo để tránh tình trạng trở nên xấu đi.
2. Kiểm soát cảm xúc
Y học truyền thống Trung Quốc tin rằng, nếu chúng ta luôn ở trong trạng thái suy nghĩ quá mức, sẽ gây ra tình trạng đình trệ lá lách, khí không thông, rối loạn vận động và mất cân bằng chuyển hóa trong cơ thể.
Nói một cách đơn giản, khi tâm trạng của một người ở trong trạng thái cực kỳ tồi tệ, nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của lá lách và dạ dày. Do đó, mọi người nên học cách kiểm soát cảm xúc và duy trì tâm lý tốt mỗi ngày. Khi bạn đã có được tâm lý là tốt thì đương nhiên người sẽ trở nên khỏe mạnh.
3. Tập thể dục phù hợp
Người xưa có câu nói nổi tiếng "Sinh mệnh cố ở vận động", có nghĩa rằng bạn muốn sống khỏe sống lâu thì phải chăm chỉ vận động, tập thể dục.
Không những thế, tập thể dục cũng giúp mọi người nâng cao sức khỏe của dạ dày.
Điều này chủ yếu là do tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cho nhu động của đường tiêu hóa hoạt động thuận lợi hơn, tăng sự trao đổi chất của cơ thể, tăng nhu động dạ dày và ngăn ngừa các triệu chứng như khó tiêu và đầy hơi.
Tóm lại, dạ dày không tốt, hay có vấn đề thì đừng kéo dài thời gian thêm nữa. Bạn phải ngay lập tức chăm sóc nó. Chìa khóa để có được sức khỏe dạ dày tốt, mỗi người trong chúng ta cần phải thay đổi lối sống của mình một cách lành mạnh hơn!