Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, bổ sung các thực phẩm này một cách hợp lý trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bạn phòng ngừa ung thư.
- 10 biểu hiện cảnh báo thận suy yếu sắp chuyển thành ung thư, đi khám ngay kẻo hối hận
- Bất ngờ 2 loại đồ uống gây ung thư mạnh ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhiều người vẫn mê tít
1. Rau thuộc họ cải
Các loại rau họ cải như cải bắp, bông cải xanh, súp lơ... có chứa bioflavonoids và một số hóa chất thực vật khác giúp ức chế sự phát triển các khối u và bảo vệ tế bào ADN khỏi các gốc tự do.
Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ ăn nhiều thực phẩm này giảm nguy cơ ung thư vú tới 45% so với những người ít ăn.
Bắp cải cũng tăng tốc độ trao đổi estrogen, giúp chống lại ung thư tử cung và buồng trứng.
2. Gấc
Gấc được trồng rất nhiều ở Việt Nam và hầu hết chỉ được dùng để đồ xôi hay tạo màu thực phẩm.
Tuy nhiên, nhiều người không biết đây là một loại thực phẩm bổ dưỡng trong công tác phòng chống và ngăn ngừa ung thư.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, hàm lượng chất chống ung thư lycopen trong gấc cao hơn trong cà chua gấp 70 lần.
Ngoài ra, gấc còn chứa nhiều các chất khác như vitamin E, carotene… làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…
3. Nghệ
Củ nghệ chứa một thành phần quan trọng là curcumin, được biết đến rộng rãi vì tính chống ung thư của nó.
Nhiều nghiên cứu cho thấy cho nghệ vào thức ăn hàng ngày sẽ giúp chống lại các tế bào ung thư hiệu quả.
Nghiên cứu cũng ghi nhận, nghệ có thể giúp ngăn ngừa các dạng khác nhau của ung thư, giảm cholesterol, cải thiện chức năng gan, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh Alzheimer, giảm viêm ruột và chống lại bệnh trầm cảm.
Một nghiên cứu mới còn phát hiện ra, việc hấp thụ 1.000 mg curcumin mỗi ngày sẽ giúp con người chống lại bệnh trầm cảm như thuốc Prozac.
4. Hành lá
Một số nghiên cứu khác của Viện Ung thư Quốc gia ở Maryland cho thấy, lượng thức ăn có chứa hành lá cao hơn có liên quan đến nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn 30%.
Hành lá cũng có chứa một chất có tên là allicin, được biết đến là chất chống ung thư.
Trong một nghiên cứu ở Trung Quốc đã phát hiện, hiệu quả của allicin trong quá trình tiêu diệt các tế bào ung thư dạ dày, đồng thời giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư nói chung.
Hành lá phát huy tác dụng tốt nhất khi ăn sống hoặc nấu hơi tái.
5. Gừng
Nghiên cứu của Đại học Michigan (Mỹ) cho thấy, gừng có khả năng chống viêm, ngăn ngừa ung thư buồng trứng.
Hợp chất chính của gừng là zingiberene có chứa gingerols.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, khi gừng tươi được sấy khô, các hợp chất mới được hình thành.
Các hợp chất này không có trong gừng tươi, thậm chí chúng còn mạnh hơn gingerols, một trong số đó là hợp chất 6-shogaol có trong gừng khô.
Cả 2 chất gingerols và shogaol đều là chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng chống viêm, chống ung thư và kháng khuẩn.
6. Cà chua
Nghiên cứu của tạp chí Nutrition and Cancer cho thấy lycopene trong cà chua giúp ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư nội mạc tử cung, phổi, tuyến tiền liệt và ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyên bạn nên nấu cà chua chín kỹ vì nhiệt độ cao làm tăng lượng lycopene cơ thể có thể hấp thụ.
7. Tỏi
Các loại thực vật thuộc lớp allium trong đó có tỏi có hoạt tính chống tăng sinh tế bào ung thư bằng cách tạo ra sự thay đổi của chu kỳ tế bào. Điều này khiến cho tỏi hoạt động như chất dự phòng ung thư.
Theo Reader’s Digest, tỏi chứa hợp chất lưu huỳnh có khả năng kích thích sức đề kháng tự nhiên của hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa ung thư và giảm khả năng phát triển của các khối u.
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tỏi có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày khoảng 12%.