Cơ quan Quốc tế về Nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới tìm ra thủ phạm gây ra tới 7 loại ung thư nguy hiểm.
- 6 thực phẩm tuyệt đối không được để qua đêm, tiếc của ăn vào gây ung thư, suy thận
- Bất ngờ 2 loại đồ uống gây ung thư mạnh ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhiều người vẫn mê tít
Cơ quan Quốc tế về Nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại rượu thuộc nhóm chất gây ung thư số 1.
Còn nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh đã chỉ rõ: rượu tăng nguy cơ hình thành 7 loại ung thư.
Các nhà khoa học Anh đã sử dụng phương pháp phân tích nhiễm sắc thể và sắp xếp chuỗi ADN trên chuột thí nghiệm để chứng minh acetaldehyde, một chất hóa học độc hại sản ra khi cơ thể hấp thu rượu có thể phá huy gien.
Những phát hiện của họ giải thích rõ hơn việc rượu gia tăng nguy cơ hình thành 7 loại ung thư, trong đó có những dạng phổ biến như ung thư vú và ung thư ruột như thế nào. Nó cũng cho thấy cách cơ thể tự vệ trước sức tàn phá của rượu.
Trong nghiên cứu mới được công bố đầu năm nay trên tạp chí Nature, TS Ketan Patel, giáo sư của Phòng thí nghiệm Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Sinh học phân tử (Medical Research Council Laboratory of Molecular Biology - thuộc Vương Quốc Anh) và các cộng sự đã cho chuột uống rượu pha loãng rồi phân tích tác động của nó lên ADN của loài vật này.
Họ phát hiện, acetaldehyde có thể phá vỡ cấu trúc và phá hủy ADN trong tế bào máu gốc, thay đổi vĩnh viễn chuỗi ADN trong những tế bào này.
Điều này cực kỳ quan trọng vì khi những tế bào gốc khỏe mạnh bị phá hủy, các tế bào ung thư có thể sinh sôi.
Các nhà nghiên cứu cũng xem xét cách cơ thể tự bảo vệ khỏi tác động của rượu.
Hàng rào bảo vệ đầu tiên là một nhóm các enzyme có tên aldehyde dehydrogenase (gọi tắt là ALDH). Những enzyme này chuyển hóa acetaldehyde thành acetate, một chất cung cấp năng lượng cho tế bào.
Trong nghiên cứu, khi những con chuột thí nghiệm thiếu một lượng enzyme ALDH đáng kể được cho uống rượu, ADN của chúng bị phá hủy gấp 4 lần so với những con có đủ enzyme và enzyme hoạt động bình thường.
Hàng rào bảo vệ thứ hai của tế bào nằm ở nhiều hệ thống sửa chữa ADN, cho phép chúng sửa chữa và đảo ngược những dạng phá hủy cấu trúc ADN khác nhau.
Nhưng trong nhiều trường hợp và ở nhiều người, đặc biệt là những người Đông Nam Á, cơ chế này hoạt động không tốt, nghĩa là các tế bào không được sửa chữa hiệu quả.
TS Patel cho biết: ‘Một số bệnh ung thư hình thành do sự phá hủy ADN trong tế bào gốc.
Trong khi một số sự phá hoại là do tình cờ, chúng tôi phát hiện uống rượu có thể tăng nguy cơ này.
Điều quan trọng cần nhớ là việc chuyên hóa rượu và các hệ thống sửa chữa ADN không hoàn hảo và rượu vẫn có thể gây ra ung thư theo nhiều cách – thậm chí ở những người có cơ chế bảo vệ tốt’.
Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Anh vào năm 2011 cũng đã phát hiện, rượu gây ra 4% các ca ung thư ở Anh – tương đương 12.800 trường hợp/năm.