Thực tế xung quanh chúng ta, bao nhiêu người phụ nữ làm lụng mệt nhọc, cong lưng lo chuyện nhà cửa, chuyện con cái còn các đức ông chồng lại ung dung như ông chủ. Đàn bà khóc lóc, than vãn, kêu gào còn những ông chồng cứ trơ lì như gỗ đá.
- Gửi người thứ ba: Không một người đàn ông nào đi ngoại tình mà nói hôn nhân của mình hạnh phúc
- Đàn bà mạnh mẽ là những người đã từng rất cô đơn
Người phụ nữ nào sau khi kết hôn cũng đều muốn vun vén, chu toàn cho gia đình của mình. Dù ít hay nhiều thì sự chu toàn đó là bản năng tiềm tàng trong phụ nữ. Với phụ nữ, còn gì hạnh phúc hơn khi chồng con ăn ngon lành những món ngon mình nấu. Nhà cửa gọn gàng sạch đẹp, chồng con bước ra đường chỉn chu từ đầu đến chân.
Cái sai của đa phần chị em chính là ngay từ đầu đã xem việc hy sinh, việc chăm lo cho gia đình là niềm hạnh phúc vô bờ. Sau bao nhiêu tháng ngày yêu nhau, còn gì hạnh phúc bằng được ở chung dưới một mái nhà, được ăn cùng mâm, ngủ chung giường. Giai đoạn đầu trong hôn nhân, đàn bà ra sức chiều chuộng, vun vén cho gia đình. Minh chứng cho chồng và gia đình chồng thấy mình đảm đang, chu toàn như thế nào nên đàn bà ra sức vun vén.
Nấu ăn cầu kỳ, nhà cửa sạch bóng, quần áo chồng thay ra đã được giặt ủi thơm tho kĩ càng. Nhiều phụ nữ còn không muốn chồng đụng tay đụng chân giúp mình: “Anh cứ nghỉ ngơi đi, việc nhà cơm nước đã có vợ anh lo hết rồi”. Đàn bà sung sướng, hạnh phúc trong suy nghĩ rằng mình là người biết lo toan, biết vun vén cho gia đình.
Cứ như thế, ngày này qua ngày khác chồng và gia đình chồng mặc định rằng việc nhà cửa, bếp núc là của đàn bà. Khi đã quá quen với sự phục tùng và chu toàn, nếu một ngày phụ nữ đột nhiên không muốn nấu ăn, dọn dẹp thì liền bị chê bai. Quanh năm làm lụng không ai khen, một ngày làm biếng đã bị cười chê. Đa phần phụ nữ đều rơi phải trường hợp này.
Lời khuyên cho chị em phụ nữ là: Hãy yêu cầu chồng chia sẻ việc nhà ngay từ đầu. Ngay những ngày đầu tiên làm vợ làm chồng, hãy rạch ròi phân chia công việc nhà cụ thể. Bản thân vợ và chồng đều có công việc ngoài xã hội thì hiển nhiên việc nhà không thể đổ hết lên vai phụ nữ. Vợ nấu ăn thì chồng phụ nhặt rau, rửa bát. Vợ dọn dẹp nhà cửa thì chồng bấm máy giặt, phơi đồ.
Tại sao phải rạch ròi ngay từ đầu mà không để lâu? Thứ nhất, thời gian đầu tình cảm vợ chồng còn mặn nồng. Đàn ông trong khoảng thời gian này dễ đồng ý và thỏa hiệp với những yêu cầu vợ đặt ra. Thứ hai, đừng để đàn ông quen với sự lo toan, chu toàn của phụ nữ. Bởi quen được chăm sóc, có người lo toan cho mình từ đầu đến chân đàn ông sẽ sinh tật ỷ lại. Một vài tháng được chăm chút, miếng ngon bày sẵn, quần áo thơm tho dễ khiến đàn ông không muốn thay đổi nữa.
Đàn bà nên nhớ phụ nữ càng hy sinh đàn ông càng ỷ lại. Thực tế xung quanh chúng ta, bao nhiêu người phụ nữ làm lụng mệt nhọc, cong lưng lo chuyện xã hội, chuyện nhà cửa, chuyện con cái còn các đức ông chồng lại ung dung như ông chủ. Đàn bà khóc lóc, than vãn, kêu gào còn những ông chồng cứ trơ lì như gỗ đá. Đàn ông vô tâm bởi anh ta đã quá quen với sự chịu đựng và hy sinh của vợ rồi. Vì thế, phụ nữ muốn hạnh phúc đừng đảm đang và đừng cầu toàn nữa.